Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí ''đầu tàu''

08:48 | 15/05/2024
Sản xuất công nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh

Số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng cao, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến đã có sự khởi sắc. Với những tín hiệu tích cực của thị trường trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang tận dụng thời cơ để tăng tốc, hoàn thành cao nhất các mục tiêu sản xuất-kinh doanh trong năm nay.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty EVA trong khu công nghiệp Vsip (Hải Phòng). Ảnh: TTXVN

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2024 tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước như: Thép thanh, thép góc tăng gần 40%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng hơn 25%; phân u rê tăng gần 24%; thép cán tăng hơn 20%; phân hỗn hợp NPK tăng gần 16%...

Đơn cử như Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel), tổng tiêu thụ thép thành phẩm của Tổng Công ty trong quý I đạt trên 724,5 nghìn tấn tăng 9% so với cùng kỳ, riêng mặt hàng thép cán nguội tăng 100%; tôn mạ tăng 61 % so với cùng kỳ năm 2023. Tính riêng trong tháng 3/2024, tiêu thụ thép thành phẩm của VNSteel đạt trên 243,1 nghìn tấn, trong đó thép cán dài đóng góp trên 143,7 nghìn tấn, thép cán nguội trên 70,7 nghìn tấn và tôn mạ trên 28,6 nghìn tấn.

"Hầu hết các đơn vị trong hệ thống đã có hiệu quả, bám sát các mục tiêu của quý cũng như tiến độ kế hoạch đã đề ra," đại diện VNSteel cho biết.

Hay như ngành da giày, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày-túi xách Việt Nam, công nghiệp đang phục hồi tạo đà cho ngành da giày tăng trở lại. Cụ thể, quý I/2024 xuất khẩu toàn ngành da giày đã đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP.

Kết quả tích cực của các doanh nghiệp còn thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo trong 4 tháng đầu năm tăng tới 14,5%, thu về khoảng 104,65 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng trưởng cao, như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 63,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 34,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 29,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,7%; sắt thép các loại tăng 20,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 9,9%...

Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp tăng tích cực ở các địa phương chủ lực, khi có 54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử, Phú Thọ tăng 29,6%; Bắc Giang tăng 24,1%; Hà Nam tăng 15,5%; Bình Phước tăng 15,2%)…

Nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp

Thời gian qua có nhiều yếu tố giúp xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp (xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,2% trong cả năm 2023; EU thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 4,8% trong cả năm 2023; Hàn Quốc thu hẹp từ mức 10,2% xuống còn khoảng 2,5%...).

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp bám sát tình hình thị trường khu vực, thế giới, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thông quan, xuất, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nhóm hàng nguyên, phụ liệu cho sản xuất trong nước”- ông Phạm Tuấn Anh nêu.

Đưa ra thêm giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Công nghiệp khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Phân tích kỹ hơn, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, Bộ sẽ xem xét nghiên cứu và ban hành các ưu đãi, hỗ trợ cho việc sản xuất các vật liệu cơ bản như thép chế tạo (phục vụ cho các ngành cơ khí); nguyên phụ liệu, vải và da thuộc cho các ngành dệt may và da - giày; các sản phẩm từ hóa dầu như hạt nhựa, khuôn nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo... để bảo đảm đầu vào cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như các ngành công nghiệp hạ nguồn.

Về phía Bộ Công Thương cũng cho rằng, cần có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.

Việt Anh /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chờ đợi là thời gian công nhân, máy móc nhàn rỗi do những tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong nhà máy, phân xưởng gặp trục trặc. Thời gian chờ đợi, trì..
10:21 | 31/10/2024
Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
08:41 | 30/10/2024
Trước bối cảnh khan hiếm tài nguyên và biến đổi khí hậu, công nghiệp hóa không thể tách rời với bảo vệ môi trường. Để thúc đẩy phát triển bền vững, Vi..
09:52 | 29/10/2024
Ngành dệt may đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2/năm, trong khi đó gần 100 doanh nghiệp dệt may, da giày phải kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của..
09:32 | 29/10/2024
Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
09:39 | 28/10/2024
Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
09:30 | 28/10/2024
Triển khai các chức năng chất lượng (Quality Function Deployment - QFD) là một phương pháp phân loại theo thứ bậc ưu tiên, giải mã và chuyển tải các y..
09:28 | 28/10/2024
Trong phiên thảo luận tổ chiều 26/10, cho ý kiến vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định một định mức giá bán l..
16:05 | 27/10/2024
Biểu đồ Pareto - đặt theo tên của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto (1848 - 1923) - là một dạng biểu đồ kết hợp cả dạng biểu đồ cột và đường. Tr..
10:55 | 27/10/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội n..
10:08 | 26/10/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Phó Trưởng VP  TP. Hà Nội Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up