Liên minh Hải sản Toàn cầu (GSA) thông báo về việc chính thức công bố cập nhật bản Tiêu chuẩn Chế biến Hải sản (SPS) phiên bản 6.0 thay thế các bản cũ trước đó.
Mới đây, Liên minh Hải sản Toàn cầu (GSA) đã ban hành Tiêu chuẩn Chế biến Hải sản (SPS) phiên bản 6.0 thay thế các phiên bản cũ trước đó là bản Tiêu chuẩn Chế biến Hải sản (SPS) phiên bản 5.1.
Các tính năng chính và mới nhất trong bộ tiêu chuẩn bao gồm một khuôn khổ mô-đun được tái cấu trúc dựa trên các yêu cầu cốt lõi về an toàn thực phẩm bao gồm cả hải sản nuôi và đánh bắt tự nhiên, 10 mô-đun riêng biệt để phù hợp với các quy trình sản xuất và sản phẩm cụ thể tại từng cơ sở, cũng như các công nghệ thu thập dữ liệu, báo cáo và đánh giá nâng cao.
Cập nhật Tiêu chuẩn Chế biến Hải sản (SPS) phiên bản 6.0
Bản tiêu chuẩn mới nhất được thiết kế đặc biệt nhằm cải thiện hiệu quả kiểm toán, cung cấp sự đảm bảo hơn về chất lượng, từ đó tăng độ tin cậy đối với người tiêu dùng về hải sản được nuôi và đánh bắt tự nhiên, đồng thời giúp những người nông dân điều kiện để phát triển các giống nuôi đạt chuẩn nhưng vẫn duy trì theo yêu cầu phát triển bền vững ngày nay. Mặt khác, tiêu chuẩn cũng là điều kiện giúp các doanh nghiệp chế biến hải sản dựa theo những tiêu chí đó để tạo ra các sản phẩm đạt chứng nhận toàn diện nhưng vẫn phù hợp cho các doanh nghiệp tùy vào điều kiện, môi trường.
Cụ thể, 10 mô-đun được thay đổi như sau:
Đảm bảo sự an toàn đối với động vật – Dành cho các cơ sở liên quan và/hoặc chịu trách nhiệm về động vật sống và giết mổ
Xả nước thải – Áp dụng đối với các nhà chế biến xả thải ở gần khu vực có nguồn nước tự nhiên
Đề cao tính xã hội – Không công bố, yêu cầu nhóm kiểm toán xã hội và kỹ thuật chuyên biệt, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Sáng kiến chuỗi cung ứng bền vững (SSCI)
Kiểm tra sản phẩm hoàn thiện – Yêu cầu kiểm tra sản phẩm đầu ra chặt chẽ đối với các cơ sở có rủi ro trung bình đến cao
Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp – Dành riêng cho các sản phẩm chế biến nhiệt và các sản phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp
Gia công ngoài – Dành cho các cơ sở đăng ký các hoạt động gia công ngoài
Nhận dạng sản phẩm – Dành cho các cơ sở đưa ra công bố liên quan đến chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) hoặc Thực hành hải sản tốt nhất (BSP)
Sản phẩm ăn liền – Dành cho các cơ sở sản xuất sản phẩm có thể ăn luôn mà không qua công đoạn chế biến nhiều (Ready to eat) RTE
Môi trường đánh bắt hoang dã từ xa – Dành cho các bộ xử lý từ xa hay tại những môi trường hoang dã, có khoảng cách xa
Trách nhiệm xã hội – Bắt buộc đối với các cơ sở không lựa chọn mô-đun Đề cao tính xã hội
GSA cũng cho biết các mô-đun này được xây dựng dựa trên các tiêu chí từ những bản Tiêu chuẩn khác liên quan trong lĩnh vực An toàn Thực phẩm. Được biết, GSA là tổ chức có ảnh hưởng đến tính bền vững nhờ các chứng nhận, bao trùm toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng thủy sản, với việc bổ sung chứng nhận Thực hành Thủy sản Tốt nhất với 3.102 nhà sản xuất bao gồm các nhà máy chế biến, trang trại, trại sản xuất giống và nhà máy thức ăn chăn nuôi chịu trách nhiệm xử lý gần 14 triệu tấn thủy sản hàng năm, với 2,3 triệu nhà máy; trang trại, 2,6m; và 8,6 triệu nhà máy thức ăn trong những năm gần đây.
Bảo Linh /Chất lượng Việt Nam