Phát triển công nghiệp hỗ trợ để là bệ phóng cho các ngành công nghiệp sản xuất khác

11:04 | 14/06/2022
Hiện nay, thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nên dù là nước “đi sau”, tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chớp thời cơ trong một số lĩnh vực như ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trong Báo cáo Đề án Chiến lược công nghiệp hóa mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã chỉ ra rằng, sau 30 năm bước vào thời kỳ “Đổi mới”, dù kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu.

Thế nhưng, nền công nghiệp nước ta phát triển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

phat trien cong nghiep ho tro de la be phong cho cac nganh cong nghiep san xuat khac hinh 1

Một số ý kiến đề nghị phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Một trong những vướng mắc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là do ngành chủ yếu vẫn phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được đổi mới; chất lượng sản phẩm và năng suất lao động còn thấp; phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác.

Dù vậy, hiện nay, thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nên dù là nước “đi sau”, tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chớp thời cơ trong một số lĩnh vực như ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, hoặc ngành công nghiệp hỗ trợ.

Nếu tận dụng tốt, các ngành công nghiệp nêu trên có thể tạo bước nhảy vọt, tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và xa hơn nữa là vào nhóm dẫn đầu xu thế thế giới.

Kỹ sư Lê Nguyên Thành, Trưởng phòng NCPT Công nghiệp và Năng lượng,  Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng: Một trong những ngành công nghiệp trọng tâm cần phải đẩy mạnh chính là các ngành công nghiệp hỗ trợ. Bởi, ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của các ngành công nghiệp khác.

phat trien cong nghiep ho tro de la be phong cho cac nganh cong nghiep san xuat khac hinh 2

Ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của các ngành công nghiệp khác.

Ông Thành phân tích: Hiện nay, nhiều chủng loại, hiện chúng ta chưa sản xuất được như thép/hợp kim chế tạo, chất bán dẫn, chất cảm/phát quang/xạ/từ, hoạt chất sinh học, composit, polyme, sơ-sợi tổng hợp,...

Hoặc một số nguyên, vật liệu đã sản xuất nhưng có sản lượng nhỏ như sợi lanh, bông, lông, tơ và da thuộc. Tất cả các sản phẩm nguyên vật liệu này đều có tính chất “sống còn” đối với các ngành công nghiệp sản xuất.

Trong trường hợp không tự sản xuất các sản phẩm này, ngành công nghiệp sản xuất sẽ bị phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, và đối mặt với nhiều rủi ro như ép giá, không chủ động được hàng hóa,...

“Những vật liệu này có ý nghĩa nền tảng, tính lưỡng dụng, tác động lan tỏa rộng, vai trò quyết định đối với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của các ngành, lĩnh vực công nghiệp và kinh tế khác”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu cho rằng, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào thượng nguồn của các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên và đang có lợi thế.

Đơn cử như các ngành công nghiệp ưu tiên điện tử,dệt may-da giày và cơ khí chế tạo: ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...

Hoặc một số ngành đang có lợi thế như công nghiệp năng lượng - ưu tiên, và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản - đang có lợi thế xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đề nghị cơ quan chức năng xây dựng, triển khai chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp điện tử, ưu tiên phát triển, sản xuất các linh kiện gốc và/hoặc phần mềm công nghệ thông tin cốt lõi, nền tảng.

Điều này góp phần thực hiện chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 quốc gia và chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, xây dựng, triển khai các chương trình phát triển thượng nguồn ngành dệt may-da giày, gồm: sáng tạo và thiết kế sản phẩm, dệt, nhuộm và hoàn thiện vải, da.

phat trien cong nghiep ho tro de la be phong cho cac nganh cong nghiep san xuat khac hinh 3

Một số đề nghị Việt Nam nên tập trung vào thượng nguồn của các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên và đang có lợi thế.

Nhóm nghiên cứu cũng đề nghị xây dựng, triển khai các chương trình sản xuất linh kiện cơ-điện tử và cơ-điện; chi tiết, phụ tùng (bằng kim loại, hợp kim, nhựa, composite, cao su,...) máy móc, thiết bị.

Ưu tiên áp dụng tự động hóa linh hoạt, sản xuất thông minh, chuyên môn hóa sâu. Trong đó, mỗi doanh nghiệp một vài sản phẩm.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần xây dựng, triển khai các chương trình thiết kế, chế tạo cấu kiện, thành phần phi tiêu chuẩn phục vụ các ngành năng lượng chế biến nông, lâm, thủy sản. Xây dựng, triển khai các đề án sản xuất thép tấm cán nóng, thép hình cỡ lớn, thép ống không hàn

Việt Vũ

Nguồn Báo Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp ''nội'' chưa ..
09:39 | 29/03/2024
Trong đó, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, nhưng mức tăng ngành dịch vụ quý I-2024 thấp hơn cùng kỳ.
08:56 | 29/03/2024
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
09:34 | 28/03/2024
Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà t..
09:28 | 28/03/2024
Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
00:56 | 27/03/2024
Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau..
00:14 | 27/03/2024
Trong báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1 của VN duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với c..
09:29 | 26/03/2024
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
09:19 | 26/03/2024
Trong bài viết mới đây đăng trên trang Washington Examiner, tác giả Rainer Zitelmann, một nhà nghiên cứu người Đức cho rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều vi..
09:54 | 25/03/2024
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan đến Việt Nam góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước; tạo đà mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh..
09:22 | 25/03/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG: KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

* * * * *
® Bản tin Thị trường Việt Nam
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014
Tra cứu Thành viên | Trang chủ Bản tin

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up