Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

09:47 | 23/04/2024
Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh

Theo Bộ Công Thương, kết quả tình hình sản xuất công nghiệp quý I/2024 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho kinh tế phục hồi, phát triển trong những tháng tiếp theo của năm 2024.

Quý I/2024, sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc

Cụ thể, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý 1/2024 tăng ở 54/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai đến ba con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao (chỉ số sản xuất công nghiệp của Trà Vinh tăng 102,%; Khánh Hoà tăng 37%; Bắc Giang tăng 23,9%; Thanh Hoá tăng 20%; Hà Nam tăng 17,2%; Quảng Ninh tăng 14%...).

Đánh giá về sản xuất công nghiệp quý I/2024, ông Phạm Tuấn Anh- Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, đối với ngành công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh như: Dệt may, da giày, thép, điện tử, chế biến thực phẩm…, đã phản ánh được sự phục hồi nhanh, điều đó cho thấy những lĩnh vực đầu vào cho sản xuất-kinh doanh đang phục hồi mạnh.

“Các lĩnh vực này sẽ tạo đà rất tốt, chỉ báo cho các quý sau về tăng trưởng, đặc biệt là khu vực chế biến, chế tạo đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực”- lãnh đạo Cục Công nghiệp cho hay.

Đối với nền kinh tế có độ mở lớn tới 200% như Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo quý đầu năm ước đạt 79,6 tỷ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023 đã cho thấy nhiều điều tích cực.

Đơn cử như đối với ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại một diễn đàn quốc tế về dệt may hồi đầu tháng 4/2024 chia sẻ, ngành dệt may đang nhìn về một tương lai tương đối sáng sủa hơn khi nền kinh tế Mỹ việc làm ổn định, lạm phát giảm dần; châu Âu cũng có nhiều tín hiệu tốt dần lên.

Theo ông Trường, những tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 1 tăng 30%. Đây là mức tăng khá khả quan so với tình hình thị trường năm 2023, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam kỳ vọng, tổng thể năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu của ngành khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu xét về đơn hàng, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký kết đơn hàng đến 6 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, những tín hiệu khởi sắc của thị trường bông, sợi toàn cầu quý I/2024 đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất sợi có thể hy vọng về một năm sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Lạc quan trước sức bật của sản xuất công nghiệp cả nước, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, trong quý II/2024, có thể đơn hàng còn tăng lên, do đó các doanh nghiệp cần có chiến lược dự phòng hợp lý về vốn, chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng chuỗi cung ứng đa kênh về nguyên - nhiên - vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị. Cùng với đó, nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm tìm kiếm đối tác, mạnh dạn khai mở quan hệ mới, thị trường mới... cũng là giải pháp nên tiếp tục thực hiện.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Trao đổi với Báo Công Thương về giải pháp “giữ nhịp” tăng trưởng công nghiệp trong quý II và các quý tiếp theo, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp trong nước, đẩy mạnh việc triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp bám sát tình hình thị trường khu vực, thế giới, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thông quan, xuất, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nhóm hàng nguyên, phụ liệu cho sản xuất trong nước”- ông Phạm Tuấn Anh nêu.

Đưa ra thêm giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Công nghiệp khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Phân tích kỹ hơn, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, Bộ sẽ xem xét nghiên cứu và ban hành các ưu đãi, hỗ trợ cho việc sản xuất các vật liệu cơ bản như thép chế tạo (phục vụ cho các ngành cơ khí); nguyên phụ liệu, vải và da thuộc cho các ngành dệt may và da - giày; các sản phẩm từ hóa dầu như hạt nhựa, khuôn nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo... để bảo đảm đầu vào cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như các ngành công nghiệp hạ nguồn.

“Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chế tạo nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng, dự thảo tại Luật công nghiệp trọng điểm”- ông Phạm Tuấn Anh nói.

Trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực như: Công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm...

Liên quan đến tiến độ xây dựng Luật công nghiệp trọng điểm, lãnh đạo Cục Công nghiệp thông tin, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công Thương hiện đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung Luật công nghiệp trọng điểm (bao gồm công nghiệp hỗ trợ) bảo đảm phù hợp với chủ trương, định hướng mới của Đảng về công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ mới tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Dự kiến, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật công nghiệp trọng điểm vào Chương trình xây dựng Luật giai đoạn 2024 - 2025 của Quốc hội.

Duy Anh /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Có thể nói, một trong những trụ cột để Việt Nam hiện thực hóa khát vọng vươn cao chính là duy trì tăng trưởng cao dựa trên thúc đẩy năng suất lao động..
09:00 | 04/05/2024
Trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,15 tỷ USD, chiếm gần 66,4% tổn..
09:55 | 03/05/2024
Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tớ..
09:43 | 03/05/2024
54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghi..
08:53 | 02/05/2024
Do nắng nóng, tiêu thụ điện tuần qua lập nhiều kỷ lục mới, sản lượng tiêu thụ có ngày gần chạm mốc 1 tỷ kWh.
10:23 | 01/05/2024
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng..
08:37 | 01/05/2024
Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải ''xanh - sạch'' nhưng giá lại không được tăng.
18:58 | 30/04/2024
Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
14:11 | 30/04/2024
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
10:20 | 29/04/2024
Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh hội nhập: Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục ..
10:18 | 29/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up