Sản xuất Công nghiệp phục hồi, phát triển mạnh mẽ với tăng trưởng 8,48%

15:41 | 15/07/2022
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 8,48%; Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng… Sản xuất công nghiệp là một điểm sáng của ngành Công Thương.

Điểm sáng sản xuất công nghiệp

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Công Thương sáng 14/7, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương cho biết, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tình hình sản xuất công nghiệp trong nước đã có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.


Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp

Do vậy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021 tăng 5,74%).

Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Phước…

Tuy vậy, ông Ngô Khải Hoàn cũng thừa nhận, sản xuất công nghiệp trong nước vẫn có những hạn chế, khó khăn nhất định với các “điểm nghẽn,” mặc dù đã từng bước được khắc phục nhưng còn chậm, chưa mang tính đột phá, gồm 4 điểm nghẽn chính như: Nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI; Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao.

Bên cạnh đó, các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI nắm giữ; Năng lực của các doanh nghiệp còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn rất hạn chế; Trình độ công nghệ còn chậm được cải thiện trong thời gian gần đây, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức thấp.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, từ đầu năm, Cục Công nghiệp – đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm. Các công tác chuyên môn thường xuyên được tiến hành hiệu quả, bảo đảm tiến độ được giao theo chỉ đạo của các cấp, trong đó, chú trọng công tác bảo đảm và tháo gỡ các khó khăn trong việc khôi phục hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp và các dự án sản xuất công nghiệp lớn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trong khu vực cũng như căng thẳng, xung đột về chính trị-kinh tế thế giới.


Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi

Để hỗ trợ lĩnh vực này, Cục Công nghiệp được lãnh đạo Bộ giao xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Hồ sơ đã được Chính phủ thông qua chủ trương và Chính phủ cũng đã thông qua các chính sách dự kiến quy định tại Dự án Luật và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2023. Hiện tại, Cục Công nghiệp hiện đang tiến hành tiếp thu ý kiến thẩm tra của các cơ quan Quốc hội để báo cáo lại Thủ tướng trong tháng 7/2022.

Cục được giao xây dựng 2 Nghị định và đã hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Nghị định sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, trong đó có xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này. Hiện Cục đang đôn đốc và tiếp thu ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ trong tháng 7/2022.

Cục đã hoàn thiện trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm căn cứ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu, tạo tiền đề để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng.

Hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với Chiến lược phát triển ngành Dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035; Tham mưu lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050.

Trong 6 tháng cuối năm, Cục Công nghiệp xác định tiếp tục tập trung triển khai 4 nhiệm vụ lớn. Trong đó khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật phát triển công nghiệp để báo cáo Thủ tướng trong tháng 7/2022, trình Quốc hội dự án Luật phát triển công nghiệp vào năm 2023. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Văn phòng Chính phủ để đôn đốc trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét thông qua, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, chiến lược đã trình…

Ông Ngô Khải Hoàn cũng kiến nghị lãnh đạo các địa phương chủ động, phối hợp với Cục xây dựng các chương trình phát triển công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế, tích hợp vào quy hoạch tỉnh đang được lập.

Nhóm phóng viên

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
09:28 | 20/04/2024
Thực tế, bản chất của rủi ro là không thể lường trước được nhưng việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch giảm thiểu hậu quả do rủi ro gây ra luôn hiệu..
00:52 | 19/04/2024
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
10:42 | 18/04/2024
Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng..
10:10 | 18/04/2024
Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải..
09:01 | 17/04/2024
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
08:51 | 17/04/2024
Ngành dệt may Việt Nam bước vào quý II-2024 với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, số lượng đơn hàng đã tăng trở lại.
09:13 | 16/04/2024
Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
08:41 | 16/04/2024
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 ra đời như một giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận việc đổi mới sáng tạo có hệ thống nhằm tích hợp đổi mới sáng tạo vào ..
09:38 | 15/04/2024
Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
09:12 | 15/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up