Thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

03:12 | 01/10/2022
Trong bối cảnh sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thiếu các đòn bẩy, để cạnh tranh mạnh mẽ và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề hiệu quả trong sản xuất và tránh lãng phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần linh hoạt thích ứng với yêu cầu của khách hàng cũng như cải tiến bộ máy liên tục.

Đó là thông tin tại Hội nghị Tập huấn cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) diễn ra sáng 30.9.

Toàn cảnh Hội nghị

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều áp lực khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo số liệu mới nhất từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), đến nay, cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sản xuất cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày. Tuy nhiên, mới có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Phó Chủ tịch HANSIBA Nguyễn Vân, ngày 3.11.2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30.12.2015 về quy trình, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;.

Ngày 23.11.2021, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 55/2015/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Tuy nhiên, sau hơn 6 năm chính sách được ban hành, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết đến và chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Do đó, Hội nghị Tập huấn cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất là cơ hội để giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội có thể nắm bắt, tiếp cận được cơ chế chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành và TP. Hà Nội. Đồng thời, có thể gia tăng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội Nguyễn Vân cho biết.

Ông Phạm Minh Thắng, Giám đốc Công Ty TNHH Giải Pháp Năng Suất Chất Lượng P&Q Solutions thông tin, “báo giá cao” và “hệ thống chất lượng kém tin cậy” là hai nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Mặt khác, chu trình vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại; thị trường ngày càng “phẳng” về công nghệ và nguồn cung; áp lực tinh gọn hóa liên tục trong toàn chuỗi cung ứng; chủng loại ngày càng đa dạng, số lượng chủng loại ngày càng giảm; yêu cầu phản ứng thị trường ngày càng ngắn lại; chi phí vốn ngày càng cao, áp lực sinh lời ngày càng lớn… là những áp lực đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sản xuất cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày

Linh hoạt thích ứng với yêu cầu của khách hàng

Trong bối cảnh sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thiếu các đòn bẩy, Giám đốc Công Ty TNHH Giải Pháp Năng Suất Chất Lượng P&Q Solutions Phạm Minh Thắng cho rằng, để cạnh tranh mạnh mẽ và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề hiệu quả trong sản xuất và tránh lãng phí. “Cùng với vấn đề chất lượng, doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời, linh hoạt thích ứng với yêu cầu của khách hàng, thỏa mãn toàn diện yêu cầu của khách hàng”, ông Phạm Minh Thắng khuyến nghị.

Về lựa chọn thích ứng của doanh nghiệp, ông Phạm Minh Thắng nêu ví dụ, các triết lý quản lý của Toyota dựa trên 2 trụ cột là tôn trọng con người và cải tiến liên tục. Một doanh nghiệp sản xuất thông thường có hệ thống quản lý tích hợp. Quản trị tinh gọn là một hệ thống các triết lý và công cụ quản lý nhằm liên tục nhận diện và loại bỏ lãng phí. Ngoài ra, ông Thắng cũng cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn phổ biến gồm: ISO 9001; ISO 14001; ISO 45001; IATF 16949.

Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng hướng dẫn Quy trình Cấp giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố.

Thảo Anh

Nguồn Báo Đại biểu Nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
09:28 | 20/04/2024
Thực tế, bản chất của rủi ro là không thể lường trước được nhưng việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch giảm thiểu hậu quả do rủi ro gây ra luôn hiệu..
00:52 | 19/04/2024
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
10:42 | 18/04/2024
Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng..
10:10 | 18/04/2024
Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải..
09:01 | 17/04/2024
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
08:51 | 17/04/2024
Ngành dệt may Việt Nam bước vào quý II-2024 với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, số lượng đơn hàng đã tăng trở lại.
09:13 | 16/04/2024
Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
08:41 | 16/04/2024
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 ra đời như một giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận việc đổi mới sáng tạo có hệ thống nhằm tích hợp đổi mới sáng tạo vào ..
09:38 | 15/04/2024
Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
09:12 | 15/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up