Bất ổn kinh tế toàn cầu: Nguy cơ suy thoái kinh tế

02:14 | 27/10/2022
Trước những biến động tiêu cực lớn và còn có nguy cơ tiếp diễn, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023.

Bất ổn kinh tế toàn cầu: Nguy cơ suy thoái kinh tế

Theo dự báo của IMF thì nền kinh tế EU vẫn có mức tăng trưởng 3,1% năm 2022 trước khi giảm xuống 0,5% vào năm 2023.

Trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ có Trung Quốc là đáng lo ngại nhất, trong khi kinh tế Mỹ có triển vọng tốt về dài hạn; Nhật Bản, đặc biệt là EU, vẫn có sức chống chịu tốt dù khó khăn còn rất lớn.

Dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 (Nguồn MBS)

Mỹ suy giảm nhưng không suy thoái

Trước khi Fed tăng lãi suất, GDP quý II của Mỹ tiếp tục tăng trưởng âm 0,9% sau khi tăng trưởng âm 1,6% trong quý I/2022. Tuy nhiên, khả năng Mỹ rơi vào suy thoái không cao. Dù kinh tế Mỹ suy thoái thì cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Bởi vì xét tổng thể, nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt. Mức thất nghiệp tháng 9 vẫn ở mức 3,5%- thấp nhất trong lịch sử. Cũng từ hiệu ứng này, PMI của Mỹ vẫn cho thấy xu thế mở rộng lĩnh vực công nghiệp là khá chắc. Chỉ số này trong tháng 7, 8 và 9 lần lượt ở các mức 52,30 điểm, 51,5 điểm và 52 điểm.

Chỉ số PMI liên tục tăng, cho thấy GDP trong quý III/2022 và cả quý IV/2022 có thể sẽ tăng trưởng trở lại dù mức tăng trưởng có thể chậm lại. Báo cáo 11/10/2022 của IMF cũng dự báo tăng tưởng GDP cả năm 2022 của Mỹ là 1,6% và trong năm 2023 là 1%.

EU vẫn chống chịu tốt

EU phải chống chọi trực tiếp với những áp lực rất lớn từ chiến sự Nga - Ukraine, đặc biệt là thiếu năng lượng, lạm phát cao và sản xuất bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khu vực này vẫn cho thấy khả năng chống chịu rất tốt, ít nhất là trong năm 2022. Tăng trưởng GDP của EU trong quý I và II/2022 thậm chí còn tốt hơn cả Mỹ với GDP hàng năm là 5,4% và 4,1%.

>> Nhiều quốc gia thu nhập thấp chịu khó khăn lớn khi họ chưa kịp thoát khỏi hậu quả COVID-19, thì hứng chịu khan hiếm lương thực, lạm phát, Fed tăng lãi suất....

Điều gây lo ngại là PMI đều dưới mức 50 điểm cho thấy khuynh hướng thu hẹp trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Điều này cho thấy trong hai quý cuối năm 2022, nền kinh tế EU sẽ sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF thì nền kinh tế EU vẫn có mức tăng trưởng 3,1% năm 2022 trước khi giảm xuống 0,5% vào năm 2023.

Như vậy, khu vực EU được xem là đáng lo ngại vì quá gần với tăng trưởng âm năm 2023. Nếu có thêm biến cố tiêu cực thì khu vực này có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế.

Trung Quốc đáng lo ngại

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có sự phục hồi khá tốt trong quý I/2022 với tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 4,8%. Nhưng kể từ quý II trở đi, dịch bệnh bùng phát trở lại cộng với chiến lược Zero-COVID được xem là cực đoan, vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản, khu vực tài chính và ngân hàng bất ổn, nạn hạn hán, xung đột thương mại với Mỹ… tác động tiêu cực đến tăng trưởng của Trung Quốc.

Tăng trưởng GDP của quý II/2022 của Trung Quốc chỉ ở mức 0,4%. Đáng lo ngại, PMI tháng 9 sụt giảm mạnh so với tháng 8. Điều này cho thấy mức tăng trưởng trong quý III và cả quý IV, có thể còn thấp hơn. IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 1,1% năm 2022 và tăng lên 1,3% vào năm 2023.

Khi nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm mạnh như vậy, thì tăng trưởng toàn cầu không thể tránh khỏi tác động tiêu cực. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 bất chấp xác xuất chỉ 25% mà IMF tính toán.

Bối cảnh thay đổi

Khi Fed nâng mạnh lãi suất, có một số lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái giống như thời kỳ đầu thập kỷ 1970. Tuy nhiên, nguy cơ này không cao vì bối cảnh hiện nay khác nhiều so với thời kỳ đó.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng có một số tình huống hiện nay giống với thời kỳ thập kỷ 1970 khi các nước phát triển chống lạm phát bằng cách nâng lãi suất đã gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, cũng theo WB, hiện có nhiều điểm khác biệt lớn so với thập kỷ 1970. Đó là, USD rất mạnh chứ không suy yếu, mức tăng giá nguyên liệu nhỏ hơn nhiều, các định chế tài chính lớn trên toàn cầu đang ở trong trạng thái tốt, an toàn hơn. Quan trọng hơn, các NHTW hiện nay giàu kinh nghiệm hơn và phối hợp tốt hơn nhiều so với hồi thập kỷ 1970.

Nói cách khác, mức độ nguy hiểm của suy thoái kinh tế dù có cũng không cao và đặc biệt, khu vực tài chính chắc chắn sẽ là sự đảm bảo tốt cho nền kinh tế toàn cầu, giảm thiểu nguy cơ suy thoái toàn cầu và mức độ phá hoại của nó, nếu có.

Hàm ý cho Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản, nên tránh được áp lực lạm phát và khó khăn kinh tế từ giá lương thực tăng. Dù Việt Nam vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu nhưng mức lệ thuộc không lớn vì Việt Nam cũng là nước xuất khẩu dầu thô, nên áp lực lạm phát từ tăng giá năng lượng toàn cầu cũng không lớn.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp hơn 2 lần GDP. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tăng trưởng thuận lợi được. Xuất khẩu có thể giảm trong thời gian tới do cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm. Nhập khẩu cũng có thể khó khăn hơn khi Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách Zero-COVID một cách cực đoan.

Cần lưu ý chính sách nâng lãi suất của Fed vẫn sẽ tiếp tục đến hết 2023, do đó, Việt Nam cũng cần xem xét điều chỉnh tỷ giá và lãi suất sao cho phù hợp nhằm giữ ổn định tỷ giá trong khi tránh nhập khẩu lạm phát. Những điều chỉnh này phải nhằm đạt được mục tiêu ổn định, thay vì tăng trưởng nhanh. Nếu cố ý có tăng trưởng cao bằng cách không nâng lãi suất và giảm bớt tín dụng, Việt Nam có thể bị rơi vào lạm phát cao, bất ổn vĩ mô, rồi cuối cùng cũng phải nâng lãi suất. Khi đó, Việt Nam sẽ phải trả giá cao hơn nhiều.

Theo TS. Bùi Ngọc Sơn/diendandoanhnghiep.vn

Nguồn Tạp chí Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Ngày 24-4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban..
00:11 | 25/04/2024
Chiều 23-4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (AFF 2024) đã bế mạc, đánh dấu những thành công tốt đẹp.
09:51 | 24/04/2024
Mới đây, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã có chuyến thăm Philippines. Chuyến đi được coi là làm rõ chiến lược ngoại giao của Philippines hiệ..
09:08 | 24/04/2024
Liên thủ đối tác xa
09:08 | 24/04/2024
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN.
10:43 | 23/04/2024
Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn h..
09:55 | 23/04/2024
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của AS..
09:27 | 22/04/2024
Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
08:52 | 21/04/2024
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lần đầu hé lộ chi tiết một số điều khoản trong dự thảo hòa bình mà Nga và Ukra..
17:50 | 20/04/2024
Nhằm tăng cường quảng bá kết nối nông sản và du lịch nông nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (AGRITRADE) đã tổ chức..
14:25 | 20/04/2024
Mới đây, tại Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và mở rộng xuất nhập khẩu vùng Trun..
10:06 | 20/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up