Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

10:11 | 31/12/2024
Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Vấn nạn bạo lực chính trị ở châu Mỹ

Tâm điểm chính trường thế giới năm 2024 không gì khác là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Cuộc đua Nhà Trắng đã phản ánh rõ rệt sự chia rẽ, bất ổn ngày càng sâu sắc giữa các nhóm chính trị trên thế giới. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 kết thúc mà không có sự cố nghiêm trọng nào, khi ông Donald Trump giành chiến thắng chóng vánh, song, đó là một hành trình dài và đầy nguy hiểm. Đặc biệt, chỉ trong vài tuần trước thềm bầu cử, ông đã có tới 3 lần bị ám sát hụt, trong đó từng cách cái chết chỉ vài milimét khi bị viên đạn của kẻ ám sát bắn trúng vành tai.

Không chỉ nước Mỹ, nhiều nơi khác trên thế giới đã phải chứng kiến những bất ổn, bạo lực và thậm chí cả bạo loạn chính trị. Minh chứng rõ nhất là ở ngay nước láng giềng Mexico của Mỹ. Đất nước nổi tiếng với bạo lực băng đảng này đã chứng kiến hàng loạt vụ ám sát và thủ tiêu các ứng viên trước và sau cuộc tổng tuyển cử 2024.

Ông Donald Trump bị ám sát hụt vào ngày 13/7/2024. Ảnh: Amazon

Cũng tại Mỹ Latinh, Ecuador - quốc gia đang chìm trong bạo lực - cũng chứng kiến hàng loạt vụ ám sát và giết hại các chính trị gia. Còn ở Bolivia, vào tháng 6, quân đội do Tướng Juan Jose Zuniga chỉ huy đã tiến hành đảo chính nhưng bất thành, khi dùng xe bọc thép xông vào Dinh Tổng thống ở thủ đô La Paz.

Những bất ổn và bạo lực chính trị hiển nhiên còn diễn ra ở nhiều nơi khác trên khắp châu Mỹ, khi Haiti vẫn chìm trong bạo lực băng đảng, vẫn bế tắc chính trị. Trong khi đó, tại Brazil, phe cựu hữu của cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đang không ngừng đấu tranh, sau vụ bạo loạn bầu cử năm 2022.

Tại Argentina, tình hình bất ổn xã hội và chính trị cũng âm ỉ do tỷ lệ nghèo đói đã tăng lên hơn 52% trong nửa đầu năm 2024. Bất ổn chính trị cũng diễn ra ở Venezuela, khi phe đối lập biểu tình rầm rộ phản đối kết quả bầu cử mà Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử. Lãnh đạo phe đối lập Edmundo Gonzalez phải sống lưu vong ở Tây Ban Nha.

Ngay cả tại Canada, quốc gia nổi tiếng với sự ổn định chính trị và xã hội, cũng đang chứng kiến những rạn nứt lớn trong năm 2024, khi Thủ tướng Justin Trudeau phải trải qua 2 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, do Đảng Bảo thủ đối lập muốn phế truất ông. Thủ tướng Trudeau vào tháng 3/2024 từng tuyên bố: “Tôi nghĩ đến việc nghỉ việc hàng ngày”!

Châu Âu khủng hoảng chính trị, đảng cực hữu trỗi dậy

Trong khi đó, sự trỗi dậy của phe cực hữu đã làm dậy sóng chính trường châu Âu, khiến các chính quyền của hầu hết các quốc gia đầu tàu lục địa già đều đang rơi vào tình trạng bất ổn, thậm chí khủng hoảng.

Tại Vương quốc Anh, hồi tháng 5, Thủ tướng khi đó là ông Rishi Sunak đã phải đứng dưới cơn mưa như trút để đọc tuyên bố bầu cử sớm, bởi lạm phát tăng vọt và niềm tin vào Đảng Bảo thủ của ông giảm sút sau 14 năm nắm quyền. Sau đó, Đảng Bảo thủ đã mất chính quyền vào tay Đảng Lao động của Thủ tướng đương nhiệm Keir Starmer.

Tại Đức, cuộc khủng hoảng chính trị thực sự đã xảy ra. Một sự kiện đã gây chấn động khi Đảng cựu hữu AfD, có tiền thân từ đảng theo chủ nghĩa phát xít, đã về thứ hai trong cuộc Bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2024 tại Đức, hơn cả Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz. Sau đó, liên minh cầm quyền Đức tan rã, khiến ông Scholz phải tuyên bố bầu cử sớm vào đầu tháng 2/2025.

Người biểu tình tràn vào dinh thự của Thủ tướng Bangladesh vào tháng 8/2024. Ảnh: HTPRINT

Tại Pháp, khủng hoảng chính trị cũng diễn ra rất nghiêm trọng, khiến Tổng thống Emmanuel Macron giải tán quốc hội vào tháng 6. Bế tắc chính trị khiến Pháp phải mất 2 tháng mới bầu ra được Thủ tướng mới là ông Michel Barnier, người thứ ba nắm giữ vị trí này trong năm 2024!

Tại Áo, Đảng Tự do cực hữu cũng đã giành được chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử 2024, dù không đạt được đa số trong Quốc hội. Kết quả này được coi là chiến thắng đầu tiên của phe cực hữu tại Áo kể từ Thế chiến II.

Cũng tại châu Âu, tình hình chính trị cũng rất căng thẳng ở các quốc gia Đông Âu hoặc thuộc khối Liên Xô cũ, trong đó các cuộc bầu cử ở Georgia và Moldova chứng kiến những chia rẽ sâu sắc bởi sự lựa chọn giữa “phương Đông” và “phương Tây” - điều được xem là căn nguyên gốc rễ dẫn đến cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện tại.

Bạo loạn, lật đổ và bất ổn chính trị ở châu Á

Tại châu Á, tình hình chính trường cũng dậy sóng ở một loạt quốc gia. Nhật Bản cũng phải giải tán quốc hội và bầu cử sớm sau khi Thủ tướng Fumio Kishida từ chức sau ba năm lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP), nhường vị trí lãnh đạo cho ông Shigeru Ishiba. Trong cuộc tổng tuyển cử sau đó, Đảng LDP mất đa số ghế trong quốc hội lần đầu tiên kể từ năm 2009, dù vẫn giành được nhiều ghế nhất.

Tâm điểm đáng chú ý nhất trong bức tranh chính trị bất ổn toàn cầu năm 2024 là Bangladesh khi phong trào do sinh viễn dẫn đầu đã đứng lên lật đổ chính quyền lâu năm và giàu truyền thống của Thủ tướng Sheikh Hasina, khiến bà phải chạy sang Ấn Độ để sống lưu vong. Hàng nghìn người của cả hai bên đã thiệt mạng trong các cuộc bạo loạn, khiến đất nước từng được ví như “con hổ mới” của châu Á này rơi vào bất ổn.

Trong khi đó, tại Thái Lan, những biến cố chính trị lớn cũng xảy ra khi Đảng Tiến lên từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2023 đã bị giải thể. Ngoài ra, Thủ tướng Srettha Thavisin bị bãi nhiệm chỉ một năm nắm quyền. Sau đó bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng từng phải sống lưu vong Thaksin Shinawatra, đã được bổ nhiệm thay thế.

Tại châu Phi, những bất ổn chính trị vốn luôn thường trực ở gần như mọi quốc gia, bên cạnh tình trạng xung đột vũ trang và nghèo đói, trong đó một loạt các quốc gia như Mali, Niger… đang được điều hành bởi chính quyền quân sự.

Như vậy, rất nhiều quốc gia trong năm 2024 nếu không trải qua xung đột vũ trang hoặc bạo lực súng đạn, thì cũng phải đối mặt với bất ổn chính trị sâu sắc. Nó cho thấy, thế giới đang gặp vấn đề từ ngay nội bộ ở các quốc gia.


Châu Phi ngày càng tụt hậu do đảo chính và xung đột Báo cáo thường niên vào cuối tháng 10/2024 về Chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim của tỷ phú gốc Sudan Mo Ibrahim cho thấy: Mặc dù 33 quốc gia có tiến triển tích cực, nhưng nhìn chung, tình hình quản trị tại 21 quốc gia lại tệ hơn vào năm 2024, chiếm gần một nửa dân số châu Phi. “Nếu tình hình quản lý suy thoái, nếu có tham nhũng, nếu có sự thiệt thòi... mọi người sẽ cầm vũ khí”, ông Ibrahim cảnh báo.


Trần Hòa /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine từ năm 2025 đang tạo ra làn sóng tranh cãi và dự báo về những hệ lụy lớn. Ai là người thực sự được lợi..
07:11 | 03/01/2025
Lực lượng Ukraine ở tỉnh Kursk đang hứng thiệt hại ngày càng lớn, sĩ khí giảm mạnh và bắt đầu nghi ngờ mục đích của chiến dịch. Trong khi đó, Nga đang..
07:06 | 03/01/2025
Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini ngày 1/1 bày tỏ hy vọng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2025, đồng thời nhấn mạnh chính phủ nước nà..
07:02 | 03/01/2025
Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công nhằm vào một cơ sở năng lượng của Ukraine, cũng như một số mục tiêu công nghiệp quốc phòng và quân sự, bao..
06:59 | 03/01/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ Nga và Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước này, tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là tr..
06:57 | 03/01/2025
Nga huy động máy bay chiến đấu, UAV, lực lượng tên lửa và pháo binh ''tấn công thành công một cơ sở năng lượng đảm bảo hoạt động của một doanh nghiệp ..
06:55 | 03/01/2025
Từ 1/1/2025, Ba Lan tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu. Trong bối cảnh châu Âu đang đối diện quá nhiều bất ổn, từ việc chính phủ..
09:33 | 02/01/2025
Ukraine thề chấm dứt xung đột; châu Âu khóa van khí đốt Nga; các nhà lãnh đạo Nga, Pháp gửi thông điệp năm mới; Syria muốn trở thành đối tác chiến lượ..
09:29 | 02/01/2025
Việc Ukraine liên tục thất thế trước Nga được cho là xuất phát từ ba nguyên nhân chính: sức mạnh của Nga đã được cải thiện; chiến thuật của Ukraine bộ..
09:26 | 02/01/2025
''Lực lượng Nga sáng 31/12/2024 tiến đợt tấn công hiệp đồng bằng vũ khí chính xác cao và máy bay không người lái (UAV) vào hạ tầng một sân bay quân sự..
09:21 | 02/01/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up