Nếu Hoa Kỳ suy thoái, thế giới sẽ chịu chung số phận

00:37 | 08/08/2022
Tình hình kinh tế Hoa Kỳ hầu như luôn có tác động đến các nước khác. Sự chậm lại của nền kinh tế này rất có thể sẽ giáng thêm đòn đau lên nền kinh tế thế giới trong lúc tai ương của chuỗi cung ứng và chiến sự Nga-Ukraine vẫn chưa chấm dứt. Hậu quả tệ nhất sẽ là một cuộc suy thoái toàn cầu.

Kể từ Thế chiến thứ hai, thế giới mới chỉ chứng kiến 4 cuộc suy thoái toàn cầu, được định nghĩa là các giai đoạn GDP bình quân đầu người thực tế hàng năm trên toàn thế giới suy giảm. Chúng xảy ra vào các năm 1975, 1982, 1991 và 2009. Trong cả 4 lần, suy thoái toàn cầu đều xảy ra sau khi Hoa Kỳ suy thoái. Lần tiếp theo cũng sẽ vậy.

Trên thế giới, chỉ có khoảng 6 quốc gia là ít phụ thuộc vào thương mại để thúc đẩy tăng trưởng hơn Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề toàn cầu hơn hầu hết các nước khác.

Song lần này, các rắc rối toàn cầu – và lạm phát mà chúng gây ra – lại đang tạo ra khó khăn không nhỏ cho Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ không khống chế nổi hậu quả mà những rắc rối này gây ra trong nước thì sự thất bại có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đang gánh lấy trách nhiệm lớn lao là dập lửa lạm phát mà không tạo ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Nếu FED thất bại, cả thế giới sẽ thua cuộc.

Tình hình tồi tệ đến đâu?

Tuy viễn cảnh trên rất đáng sợ, nhưng thực tế thì lần này, nền kinh tế Hoa Kỳ đang khá ổn định nhờ vào các dữ liệu gần đây. Dữ liệu kinh tế được công bố trong tháng qua cho thấy tăng trưởng của Hoa Kỳ chưa chạm đỉnh. Đúng là GDP của Hoa Kỳ đã tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp, đồng nghĩa với một cuộc “suy thoái kỹ thuật”. Nhưng thước đo này chủ yếu chỉ có ý nghĩa về mặt số liệu.

Suy thoái “thực” là sự suy giảm diễn ra trên toàn nền kinh tế. Và nó kéo dài đủ lâu hoặc đủ sâu để khiến mọi doanh nghiệp và hộ gia đình cắt giảm chi tiêu, dẫn đến các vụ vỡ nợ, phá sản và người lao động bị sa thải.

Ví dụ tiêu biểu là cuộc suy thoái vì đại dịch trong năm 2020. Suy thoái lan ra mọi ngóc ngách của nền kinh tế, có ảnh hưởng nặng nề. Nhưng nhờ các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ, suy thoái chỉ kéo dài hai tháng. Song dẫu sao đó cũng là một trải nghiệm kinh tế kinh hoàng.

Hoa Kỳ hiện chưa chứng kiến bất kỳ hiện tượng nào như vậy. Tiêu dùng, tiền lương, doanh số bán lẻ và việc làm đều đang trên đường lên đỉnh. Chỉ số chi phí việc làm tăng 1,2% trong quý II, chi tiêu cá nhân tháng 6 tăng 1,1% và thu nhập cá nhân đi lên 0,6%.

Đây đều là các con số mạnh mẽ và vượt quá kỳ vọng chung. Số liệu việc làm phi nông nghiệp và doanh số bán lẻ được công bố hồi đầu tháng cũng rất khả quan. Có thể thấy rằng túi tiền của người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn chưa cạn.

Điều kiện tài chính có thể làm hỏng chuyện

Đáng tiếc là không chỉ việc làm, tiền lương và tiêu dùng thể hiện được sự vững vàng, mà lạm phát và các điều kiện tài chính cũng vậy. Đây là rắc rối lớn với FED. Theo tờ Bloomberg, điều kiện tài chính hiện nay thậm chí còn lỏng lẻo hơn trước khi FED bắt đầu tăng lãi suất vào đầu tháng 3.

Do đó, ngay cả những thành viên “bồ câu” nhất của FED cũng đang ra mặt để cảnh báo rằng các nhà đầu tư đang khiến công việc của FED trở nên khó khăn hơn.

Tuần trước ông Neel Kashkari, Chủ tịch FED chi nhánh Minneapolis, đã đưa ra một loạt bình luận “diều hâu” như sau: “Tôi ngạc nhiên trước sự diễn giải của thị trường”, “FED sẽ tiếp tục làm những gì cần thiết cho đến khi tin rằng lạm phát đang trên đường trở về mức 2% - và chúng ta vẫn còn cách xa mục tiêu đó”. 

Tóm lại, những gì ông Kashkari muốn truyền tải là lãi suất sẽ tăng nhiều hơn những gì thị trường đang phản ánh. Chủ tịch FED Jerome Powell cũng đang gửi đi thông điệp tương tự.

Tại cuộc họp báo tuần tước, ông nhiều lần nhắc đến dự báo kinh tế tháng 6 của FED, trong đó lãi suất điều hành được ước tính là sẽ đạt 3,8% vào năm sau. Con số này cao hơn khoảng 0,5 điểm % so với những gì thị trường tài chính dự kiến hiện tại.

Tin đáng lo cho phần còn lại của thế giới

Ngoài nguy cơ suy thoái ở Hoa Kỳ, chúng ta còn đang chứng kiến một loạt rắc rối khác, từ khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, bất ổn chính trị vì an ninh lương thực tại các thị trường mới nổi hoặc tình trạng lộn xộn của thị trường nhà đất Trung Quốc. Những vấn đề này sẽ lại càng khiến sự suy giảm của kinh tế Hoa Kỳ dễ lan tràn ra phần còn lại thế giới.

Hiện tại, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) nói rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 6,1% vào năm ngoái xuống 3,2% trong năm nay và 2,9% trong 2023, thấp hơn lần lượt 0,4 và 0,7 điểm % từ dự báo tháng 4. Nhưng dự báo mới nhất dựa trên giả định rằng ba nền kinh tế lớn – châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc – chậm lại nhưng không rơi vào suy thoái. Rủi ro tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh hơn dự báo của IMF là rất lớn.

Rủi ro đáng báo động nhất xuất hiện tại các nước nợ nần nhiều nhất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu đã chứng minh rằng suy thoái toàn cầu thường phơi bày các vấn đề liên quan đến khối nợ phình to quá mức. Lần này, nếu thế giới thực sự rơi vào suy thoái, nhiều nhà quan sát cho rằng các thị trường mới nổi sẽ là một trong những khu vực đáng lo nhất.

Hoa Kỳ thì sao?

Theo tờ Bloomberg, vấn đề nợ nần của Hoa Kỳ ít đáng lo hơn phần còn lại thế giới. Và do Hoa Kỳ có ảnh hưởng quá lớn, đây có thể là điểm sáng tiềm năng. Tỷ lệ nợ trên thu nhập hộ gia đình của Hoa Kỳ hiện nay đang ở mức tương đối thấp trong 20 năm qua. Số vụ vỡ nợ của các doah nghiệp có xếp hạng tín dụng thấp cũng rất ít. Tình cảnh nợ nần của Hoa Kỳ còn lâu mới có thể coi là nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là điểm bắt đầu. Hoa Kỳ (có lẽ) chưa rơi vào suy thoái, do đó những con nợ chưa bị thử thách thực sự và còn rất nhiều ẩn số. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Hoa Kỳ có thể chứng kiến sự sụt giảm và rắc rối nợ nần trong tương lai.

Ví dụ, hiện tại chúng ta không biết sẽ mất bao nhiêu thời gian để các đợt tăng lãi suất của FED tác động lên nền kinh tế, hay FED sẽ kéo lãi suất lên cao đến đâu.

Chúng ta cũng không biết được người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phản ứng thế nào với tình cảnh mà hầu hết trong số họ chưa từng trải qua. Những người trong độ tuổi 45-50 tuổi ở Hoa Kỳ gần như chưa bao giờ nghe đến lạm phát 8-9%. Hai thành phần lớn của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lương thực và năng lượng – phụ thuộc vào tình hình địa chính trị thế giới.

Chiến sự tại Ukraine lúc này khốc liệt hơn bất kỳ cuộc xung đột nào mà châu Âu từng chứng kiến kể từ Thế chiến thứ hai. Và đại dịch đã làm đảo lộn rất nhiều giả định trước đây về cuộc sống và cách nền kinh tế vận hành. Hơn bao giờ hết, có lẽ giờ là lúc mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về người tiêu dùng Hoa Kỳ và FED, để xem liệu họ có thể giúp thế giới tránh rơi vào hố sâu mới hay không.

Giang/Vietnambiz

Nguồn Doanh nhân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chiều 23-4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (AFF 2024) đã bế mạc, đánh dấu những thành công tốt đẹp.
09:51 | 24/04/2024
Mới đây, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã có chuyến thăm Philippines. Chuyến đi được coi là làm rõ chiến lược ngoại giao của Philippines hiệ..
09:08 | 24/04/2024
Liên thủ đối tác xa
09:08 | 24/04/2024
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN.
10:43 | 23/04/2024
Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn h..
09:55 | 23/04/2024
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của AS..
09:27 | 22/04/2024
Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
08:52 | 21/04/2024
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lần đầu hé lộ chi tiết một số điều khoản trong dự thảo hòa bình mà Nga và Ukra..
17:50 | 20/04/2024
Nhằm tăng cường quảng bá kết nối nông sản và du lịch nông nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (AGRITRADE) đã tổ chức..
14:25 | 20/04/2024
Mới đây, tại Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và mở rộng xuất nhập khẩu vùng Trun..
10:06 | 20/04/2024
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 16 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20-4-2008 / 20-4-2024), mới đây, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã..
07:57 | 20/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up