Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con: Nhiều hàng hóa không ghi nhãn phụ, người tiêu dùng dễ gặp rủi ro

09:59 | 28/05/2023
(VietQ.vn) - Nhiều sản phẩm hàng hóa bán tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con không ghi thông tin nhãn phụ tiếng Việt khiến người tiêu dùng gặp khó khi tra cứu về nguồn gốc, xuất xứ, cách sử dụng sản phẩm.

Ghi nhãn phụ tiếng Việt cho hàng hoá nhập khẩu là quy định bắt buộc

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng được tiếp cận, sử dụng sản phẩm có xuất xứ nước ngoài đúng chức năng, công dụng thì việc đọc được các thông tin nhãn hàng hóa gắn trên sản phẩm là ưu tiên quan trọng hàng đầu. Do đó, việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu là điều kiện bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân trước khi đưa hàng hóa đó ra thị trường.

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Cửa hàng mẹ và bé Hello Con tại số 344 Tô Hiệu, P. Hồ Nam, Q. Lê Chân, TP Hải Phòng

Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này”.

Theo quy định trên, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cũng phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.

Dấu hiệu vi phạm tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con

Mặc dù việc ghi nhãn phụ là quy định bắt buộc, tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, một số tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và tham gia kinh doanh vẫn chưa thực hiện đúng việc ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu. Trong đó, phải kể đến trường hợp Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con.

Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con là một hệ thống cửa hàng chuyên bán các mặt hàng dành cho mẹ và bé (quần áo, sữa, bỉm, bột ăn dặm, đồ chơi cho bé...) có địa chỉ chính tại số 344 Tô Hiệu, P. Hồ Nam, Q. Lê Chân, TP Hải Phòng và 65 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo khảo sát của phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), tại hệ thống này có rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài được bày bán công khai nhưng không ghi nhãn phụ tiếng Việt theo quy định. Có thể đến các sản phẩm không ghi nhãn phụ tiếng Việt điển là các loại sữa, các sản phẩm bánh ăn dặm cho em bé, thực phẩm...

Nhiều sản phẩm dành cho trẻ em chỉ có tiếng nước ngoài không có nhãn phụ tiếng Việt

Theo đó, tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con, rất nhiều sản phẩm ăn dặm dành cho bé chỉ có thông tin bằng tiếng nước ngoài. Do đó, khách hàng khó có thể biết được các sản phẩm này xuất xứ từ đâu, thành phần bao gồm những gì, cách sử dụng ra sao, dùng cho trẻ bao nhiêu tuổi. Trong khi đó trẻ em lại là đối tượng dễ tổn thương và cần được bảo vệ nhất.

Nhiều sản phẩm sữa có tên Aptamil, A2 được bán tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con cũng không có nhãn phụ tiếng Việt. Theo nhiều khách hàng mua hàng tại địa chỉ 65 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, nhiều lần họ mua sản phẩm ở đây về xong không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt lại phải quay lại cửa hàng hỏi cách sử dụng rất mất thời gian. Chưa kể, nhiều sản phẩm nhân viên tại đây chưa có kinh nghiệm bán hàng cũng không biết tư vấn cho khách.

Trong vai người tiêu dùng, phóng viên cũng nhận thấy không chỉ thực phẩm, sữa, tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bỉm, tã… bày bán trên kệ hàng cũng không được ghi nhãn tiếng Việt theo quy định.

"Coi nhẹ" sức khoẻ và an toàn của người dùng?

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, thành phần, cách sử dụng sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Nhãn hàng hóa bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc được thể hiện lần đầu gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP)

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Sản phẩm sữa nhập khẩu này cũng không có nhãn phụ tiếng Việt đầy đủ

Quy định của pháp luật về việc ghi, sử dụng nhãn phụ: Ngôn ngữ bắt buộc của nhãn phụ là tiếng Việt; các trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam: Trong đó bao gồm các hàng hóa mà nhãn gốc chưa thể hiện đủ nội dung bắt buộc; hàng hóa có nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Người dùng "không biết đâu mà lần" khi mua sữa tại đây.

Có thể thấy, mặc dù luật pháp hiện hành đã quy định rất cụ thể, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con lại bất chấp pháp luật, bày bán công khai hàng hoá nhập khẩu nhưng không ghi nhãn phụ tếng Việt theo quy định. Điều đáng lo ngại hơn là tại hệ thống này, hàng hoá hướng tới phục vụ cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Việc không nắm được thông tin sản phẩm (xuất phát từ việc không có nhãn tiếng Việt) có thể khiến người dùng gặp rủi ro về sức khoẻ. Khi đó, Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con có chịu trách nhiệm hay không? Các sản phẩm hàng hoá bán tại hệ thống này có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, chứng từ chứng minh xuất xứ theo quy định của pháp luật hay không?

Trước thực trạng thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt số lượng lớn và hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hệ thống cửa hàng mẹ và bé Hello Con, đề nghị Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan… kiểm tra xác minh, xử lý sai phạm (nếu có) để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.

Sản phẩm này không có một chút thông tin gì bằng tiếng Việt

Trường hợp cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này như sau (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa):
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.

NPV

Nguồn Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cảnh báo về những quảng cáo trên Facebook làm người dân ''tiền mất, tật mang'', trong đó có cơ sở LuxCell International Clinic..
14:15 | 26/04/2024
TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
00:38 | 25/04/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
00:28 | 25/04/2024
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 28.000kg đường do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng.
09:34 | 24/04/2024
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, đơn ..
11:40 | 23/04/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm..
11:27 | 23/04/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định số 543/QĐ-BTTTT đình chỉ giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng (lần 2) với 49 ..
10:51 | 23/04/2024
Theo Sở Y tế TP.HCM, Viện Thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center vừa núp bóng phòng khám da liễu vừa lấy địa chỉ các bệnh viện khác ''biến'' thành cơ sở củ..
10:38 | 23/04/2024
Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứn..
09:52 | 23/04/2024
Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc..
10:06 | 22/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up