Nới room tín dụng: Ngân hàng phải 'chọn mặt gửi vàng'

00:49 | 02/10/2022
Chuyên gia nhận định tuy đã nới "room" tín dụng, triển vọng dòng vốn vào thị trường bất động sản được khơi thông trong ngắn hạn là rất thấp bởi các ngân hàng sẽ phải ‘‘chọn mặt gửi vàng’’,

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ ngày 7/9. Theo đó, một số tổ chức tín dụng đã được phép tăng "room" tín dụng.

Đây có thể xem là tín hiệu vui với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo chuyên gia, triển vọng dòng vốn vào thị trường bất động sản được khơi thông trong ngắn hạn là rất thấp bởi các ngân hàng sẽ phải “chọn mặt gửi vàng.”

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Saigonratings (tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập) nhận xét, với động thái mới nhất từ ngân hàng về hạn mức tín dụng, thị trường sẽ có những tác động tích cực nhất định.

Phần nguồn vốn được "nới" sẽ giải tỏa được lượng hồ sơ đăng ký vay đang tồn đọng. Tuy nhiên, cơ quan điều hành tiền tệ vẫn nên nâng tín dụng lên mức 15-16% thay vì 14%.

Bình luận về động thái “nới” tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, đây cũng chưa hẳn là tin vui vì hạn mức tín dụng này chỉ là con số còn lại trong mức trần 14% của năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước đã tính toán ngay từ đầu năm nên việc này không phải diễn biến mới với thị trường bất động sản.

Chính sách tín dụng là một công cụ rất hiệu quả để điều tiết nền kinh tế và thị trường bất động sản, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và tái phát triển nền kinh tế sau dịch COVID-19.

Sẽ phù hợp hơn nếu Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng "room" tín dụng cả năm thêm 1-2%, từ mức mục tiêu 14% lên mức 15-16% để có thêm khoảng 200.000 tỷ đồng đưa vào nền kinh tế trong những tháng cao điểm sản xuất kinh doanh cuối năm, ông Châu đề xuất.

Theo ông Châu, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở để xem xét nâng room tín dụng thêm 1-2% nữa do Việt Nam cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, xuất siêu và có dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ USD, được các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét tăng trần dư nợ tín dụng năm 2022 thêm 1-2% so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% đã xác định trước đây; trong đó xem xét tăng trần dư nợ tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất (Big 4) và các ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel II, ông Châu đề xuất.

Ông Châu phân tích thêm, ngoài nhóm doanh nghiệp được ưu tiên cho vay theo chính sách chiếm số ít trong nền kinh tế thì cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu tiên nhưng họ là doanh nghiệp làm ăn bình thường.

Vì vậy, họ cần được tạo điều kiện để tiếp cận tín dụng bình thường; trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên việc cho vay cũng có thứ tự, thậm chí, các ngân hàng thương mại sẽ “chọn mặt gửi vàng” khi hướng tới những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, dự án có tính khả thi cao...

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định, việc nới “room” tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, con số cấp ra so với nhu cầu của thị trường vẫn là thấp.

Trên thực tế, cần đưa dòng vốn vào các dự án có tính chất có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng khai thác kinh doanh. Với các dự án sắp hoàn thành thì phải tạo điều kiện tiếp tục hoạt động để tạo lợi ích cho cả doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế.

Hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

“Vấn đề là tiền được bơm vào dự án, phân khúc hay lĩnh vực nào mới là điều quan trọng. Thị trường bất động sản sẽ có giao dịch trở lại nhưng không nhiều và không thể sốt đất khi nới “room” tín dụng. Sẽ phù hợp hơn nếu Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng “room” tín dụng cả năm thêm 1-2%, từ mức mục tiêu 14% lên mức 15-16%,” ông Đính đề xuất.

Mặt khác, theo ông Đính, cần phải tạo thêm các kênh vốn khác cho thị trường bất động sản như quỹ đầu tư, quỹ ủy thác, quỹ tín thác... Hiện, trên thế giới đã hình thành rất nhiều nhưng ở Việt Nam chưa thành hiện thực. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy hoạt động của các loại quỹ này ở thị trường bất động sản Việt Nam.

Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung cho rằng, việc siết tín dụng bất động sản thời gian qua đã gây ảnh hưởng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của cả người mua, doanh nghiệp và chủ đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng giao dịch trên thị trường.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, mà tăng cường kiểm tra giám sát, không buông lỏng quản lý. Do đó, nới “room” tín dụng sẽ đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ cấp tín dụng có chọn lọc.

Đối với các dự án khả thi, chủ đầu tư uy tín, phát triển bền vững hay mục địch phục vụ cho nguồn cầu mua để ở... mang lại lợi ích kinh tế thì vẫn được xem xét cấp tín dụng - chuyên gia này nhận xét.

Việc nới “room” tín dụng là tín hiệu khả quan đối với thị trường bất động sản, hỗ trợ nguồn cầu và cả nguồn cung. Hoạt động xây dựng và mở bán của các dự án bất động sản theo đó sẽ nhộn nhịp hơn.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, "room" tín dụng vừa được cấp tăng thêm không quá nhiều. Trong phần dư địa cho vay được tăng thêm mới đây, có khoảng 15-20% được giải ngân cho lĩnh vực bất động sản, nhất là 2 phân khúc là nhà ở và khu công nghiệp.

Hiện, dư nợ cho vay bất động sản chiếm khoảng 20,6% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế; trong đó có 67% gắn với bất động sản nhà ở, 33% bất động sản kinh doanh và đầu tư. Do đó, người dân và doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn vốn ngoài kênh tín dụng ngân hàng như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, đầu tư nước ngoài..., chuyên gia này đưa ra lời khuyên.

Mặt khác, thời gian tới, khả năng phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tùy từng phân khúc. Ví dụ như bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ cần thêm thời gian khi du lịch quốc tế mở cửa mạnh mẽ hơn còn phân khúc bất động sản nhà ở, khu công nghiệp sẽ bắt đầu phục hồi bởi khi đó dòng vốn tín dụng, huy động vốn từ trái phiếu, cổ phiếu thuận lợi hơn.

Bởi vậy, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch không nên trông chờ tín dụng ngân hàng vì rủi ro hơn phân khúc khác, pháp lý lại chưa tốt. Hơn nữa, phân khúc bất động sản này thường được huy động vốn từ nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Do đó, dù đã nới “room” tín dụng tại một số ngân hàng nhưng với dư địa cho vay khiêm tốn thì khả năng dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường bất động sản thời gian tới vẫn sẽ khó đạt mức kỳ vọng.

Theo TTXVN

Nguồn Doanh nhân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.
00:07 | 19/04/2024
Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm người mua hộ ngoại tệ, tiền công từ 700.000 đến 1,5 triệu đồng/ngày.
14:45 | 18/04/2024
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
09:56 | 18/04/2024
Hôm 16/4, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng so với đồng bảng Anh và đồng euro, một ngày sau khi doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh dự kiến kh..
09:10 | 17/04/2024
Có khoảng 15 đơn vị, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng, đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.
08:49 | 16/04/2024
Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền..
08:47 | 16/04/2024
Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng thận trọng trước sức mạnh của đồng đô la Mỹ (USD).
10:06 | 15/04/2024
Lược sử về vàng - Hành trình xuyên thời gian: Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, ..
09:17 | 15/04/2024
Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai Chương trình ''Phí cạnh tranh - Kinh doanh bứt phá'' ngay từ những ngày đầu năm 2024 với nhiều nội dung ưu ..
00:24 | 14/04/2024
Chuyên gia chứng khoán dự báo các kịch bản thị trường chứng khoán tuần tới và đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư.
09:32 | 13/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up