Pháp và 6 nước khác sẽ bị EU kỷ luật vì thâm hụt ngân sách?

09:08 | 21/06/2024
Ủy ban châu Âu cho biết Pháp, Bỉ, Italy, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia sẽ bị kỷ luật vì thâm hụt ngân sách vượt quá giới hạn của EU, với thời hạn giảm chênh lệch sẽ được ấn định vào tháng 11.

Động thái của cơ quan điều hành Liên minh châu Âu có thể sẽ hạn chế mọi kế hoạch chi tiêu bổ sung của Chính phủ Pháp xuất hiện sau cuộc bầu cử ngày 30/6 đến ngày 7/7.

Các quốc gia khác được chỉ định bởi cơ quan điều hành EU, cơ quan thực thi luật pháp EU, là Bỉ, Italy, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia. Thâm hụt ngân sách của họ chủ yếu là hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng giá năng lượng sau xung đột Nga – Ukraine vào năm 2022.

ECB hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế EU trong năm 2023 và 2024. Ảnh: Internet

Các thị trường đang theo dõi chặt chẽ Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của EU vì nguy cơ nợ rất cao, khoảng 138% GDP và tốc độ tăng trưởng chậm dưới 1%. Rome đã nhanh chóng trấn an thị trường rằng họ sẽ làm điều đúng đắn.

Bộ trưởng Kinh tế Italy Giancarlo Giorgetti cho biết: “Chúng tôi biết rằng, trong bối cảnh hiện tại, cần phải duy trì cách tiếp cận có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và quản lý chính sách ngân sách”.

Pháp có thâm hụt ngân sách là 5,5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2023, dự báo sẽ chỉ thu hẹp nhẹ xuống còn 5,3% trong năm nay – vẫn cao hơn nhiều so với giới hạn thâm hụt 3% GDP của EU.

Vào năm 2023, nợ công của Pháp là 110,6% GDP. Trong năm nay, Ủy ban dự kiến con số đó sẽ tăng lên 112,4% và 113,8% vào năm 2025. Con số này gần gấp đôi giới hạn 60% của EU.

Các nhà đầu tư đã bán tháo tài sản của Pháp vào tuần trước vì bất ổn chính trị, với lãi suất trái phiếu của Pháp ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2011 và cổ phiếu ngân hàng sụt giảm.

Áp lực từ các nhà đầu tư có thể sẽ có ý nghĩa quyết định đối với các Chính phủ trong việc tuân thủ các lộ trình hợp nhất đã thỏa thuận với Ủy ban, bởi vì cơ quan điều hành EU đã ra tín hiệu rằng họ sẽ không quay trở lại việc áp dụng các hình phạt đối với các mục tiêu còn thiếu.

Về lý thuyết, nếu một Chính phủ không củng cố tài chính của mình như đã thỏa thuận, Ủy ban có thể cắt họ đó khỏi các quỹ và tiền của EU sau đại dịch để cân bằng mức sống trong khối, điều này có thể có nghĩa là hàng tỷ euro.

Nhưng các quan chức trong khối cho rằng vì thâm hụt và nợ cao đều là hậu quả của những cú sốc bên ngoài đối với toàn EU chứ không phải sai lầm chính sách của từng cá nhân nên khả năng phạt bất kỳ Chính phủ nào cũng không được áp dụng.

Các cuộc đàm phán giữa Paris và Ủy ban về cách nhanh chóng giảm thâm hụt và nợ của Pháp sẽ diễn ra trong những tháng tới sau khi ban điều hành EU đề xuất với Paris một chương trình 7 năm để giảm nợ.

Dự kiến vào ngày 21/6, Ủy ban châu Âu sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận bằng cách gửi các đề xuất của riêng mình về khả năng hợp nhất tài chính tới các Chính phủ, từ đó mỗi quốc gia sẽ đưa ra các kịch bản riêng cho đến khi đạt được thỏa thuận.

Lê Na (HSNW) /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ đặt mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại tất cả các cấp, các ngành..
10:22 | 28/06/2024
Từ 1/7 hàng loạt chính sách mới, quy định quan trọng, tác động trực tiếp đến công dân trong mọi mặt của cuộc sống sẽ có hiệu lực.
01:27 | 27/06/2024
Tăng trưởng tín dụng đã có sự hồi phục đáng kể trong tháng 6/2024 khi 238.000 tỷ đồng được ''bơm'' ra thị trường.
00:57 | 27/06/2024
Khác với xu hướng ghi nhận những năm trước, tỷ giá đã có những biến động khó lường ngay từ đầu năm.
10:41 | 26/06/2024
Theo các chuyên gia, việc giảm thuế GTGT 2% sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích thị trường tiêu dùng, từ đó góp phần tăng thu ngân s..
10:48 | 25/06/2024
Trong tuần từ 24/6 đến 28/6, thị trường chứng khoán có 35 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.
10:23 | 25/06/2024
Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỷ giá có thể chững lại hoặc giảm. Trường hợp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất, giá trị đồng USD sẽ giảm. Do đ..
09:51 | 24/06/2024
Các chính sách kịp thời kiểm soát biến động tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giúp tỷ giá VNĐ với USD có xu hướng hạ nhiệt trong tuần qua.
09:26 | 24/06/2024
Bộ Tài chính Mỹ đã tái bổ sung Nhật Bản vào danh sách theo dõi ngoại hối vào tuần này. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết động thái của Mỹ..
09:46 | 23/06/2024
Theo NHNN, tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại, lập đỉnh mới trong tháng 3.
00:43 | 22/06/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up