Năm 2024 đã khép lại với nhiều biến động với nền kinh tế và tài chính, tạo tiền đề cho một năm 2025 hứa hẹn nhiều thách thức và cơ hội cho thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tìm kiếm sự ổn định, các chính sách tiền tệ và tài khoá chủ đạo đã được đề ra nhằm duy trì đà tăng trưởng. Vậy thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển theo hướng nào?
Năm 2025, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức lớn, đòi hỏi phải có chuẩn bị kỹ càng từ cơ sở quản lý và các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán trong năm 2025: Thách thức và cơ hội đan xen
Thách thức và cơ hội đan xen
Việt Nam là nước có độ mở kinh tế rất lớn (đứng thứ 2 khu vực chỉ sau Singapore), những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và các trường thị trường khác sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động xuất nhập xuất khẩu của Việt Nam và hoạt động hướng tới tăng trưởng kinh tế, việc làm trong năm 2025.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới một số rủi ro khác có thể gây bất ổn tới thị trường tài chính toàn cầu như tình trạng bong bóng ngân sách và vấn đề nợ công tại Mỹ hay tăng trưởng suy yếu và khủng hoảng thị trường bất động sản chưa có hồi kết tại Trung Quốc.
Trong nước, vấn đề nợ xấu ngân hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn những khó khăn và chưa lấy lại được “niềm tin” của nhà đầu tư. Thị trường bất động sản dù phục hồi nhưng vẫn còn những vấn đề về tính chắc chắn khi chưa giải quyết được vấn đề về sự trượt pha cung-cầu ở nhiều phân khúc, giá một số phân khúc tăng nóng. Một số động lực tăng trưởng kinh tế ở trong nước như đầu tư tư nhân, tiêu dùng đang “chững lại”.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam năm tới có thể đối mặt với nhiều thách thức đến từ các yếu tố như rủi ro xung đột chính trị, chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, sự biến động mạnh mẽ của các kênh đầu tư khác và hoạt động từ chính sách tài khóa, tiền tệ trong nước.
Rủi ro xung đột và căng thẳng chính trị đang tiềm ẩn nguy cơ về cung cấp hàng hóa toàn cầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ngành phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế như dệt may, điện tử và thủy sản. Đồng thời, các cuộc xung đột vẫn thúc đẩy giá hàng hóa và tăng chi phí vận chuyển, tạo ra áp lực phát trên toàn cầu, làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự biến động của các kênh đầu tư khác như: Vàng, tiền ảo và bất động sản cũng là một yếu tố đáng chú ý. Năm 2024 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của vàng và Bitcoin. Giá vàng tăng 25% kể từ đầu năm, trong khi Bitcoin tăng vọt từ 68.000 USD lên 90.000 USD chỉ trong vài tuần. Những kênh đầu tư này thu hút lượng lớn dòng tiền, có thể làm giảm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, thị trường chứng khoán năm 2025 dù đối mặt với nhiều thách thức, song cũng luôn tiềm ẩn những cơ hội đáng giá. Cụ thể, chính sách tài chính và tiền tệ trong nước mang đến những cơ hội lớn. Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021–2025, với mục tiêu là thúc đẩy đầu tư, các dự án lớn như đường cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành được kỳ vọng hoàn thành đúng tiến độ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, vật liệu và bất động sản. Quốc hội cũng vừa thông qua Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng.
Chính phủ cũng có thể tiếp tục đưa ra các chính sách hỗ trợ như ưu đãi thuế và khuyến khích đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo và dịch vụ. Những chính sách này không chỉ cải thiện doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp niêm yết mà còn tạo ra tác động tích cực lên giá cổ phiếu, giúp củng cố niềm tin của nhà tư vào thị trường.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% GDP cho năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo công cụ thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2026-2030. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng, dịch vụ bổ sung thêm sáu tháng, tức thời tới giữa năm 2025. Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công việc ăn làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Giới đầu tư trong và ngoài nước đang kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi (Emerging Market) theo tiêu chí của FTSE Russell và MSCI vào năm 2025.
Các nhóm ngành cổ phiếu tiềm năng để đầu tư trong năm 2025
Nhóm ngành cổ phiếu nào sẽ là tiềm năng
Triển vọng tích cực ở phía trước, song lựa chọn nhóm ngành nào để nắm bắt được cơ hội? Chia sẻ quan điểm về các nhóm ngành tiềm năng để đầu tư trong năm 2025, ông Nguyễn Việt Đức đặt kỳ vọng vào 4 nhóm cổ phiếu.
Thứ nhất, nhóm cổ phiếu ngành năng lượng, dầu khí: Đây là nhóm ngành sẽ tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam năm 2025. Với nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng năng lượng để đáp ứng sự phát triển kinh tế và nhu cầu sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc tăng cường khai thác và chế biến dầu thô, cũng như phát triển các sản phẩm hóa dầu. Giá dầu trên thị trường quốc tế, nếu tiếp tục duy trì ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ, sẽ tạo động lực tích cực cho nhóm ngành này.
Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời, điện gió, và thủy điện, cũng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ và nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ vốn sẽ khuyến khích các dự án lớn, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải và chuyển đổi xanh trong cơ cấu năng lượng.
Tuy nhiên, ngành năng lượng và dầu khí cũng đối mặt với những thách thức, bao gồm chi phí đầu tư cao, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế và áp lực từ các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt. Việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn vốn sẽ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp Việt Nam giữ vững vị thế trong ngành.
Thứ hai là bất động sản: Năm 2025 được dự báo sẽ là năm đầy biến động nhưng cũng không thiếu cơ hội đối với nhóm ngành bất động sản tại Việt Nam. Các yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu nhà ở ngày càng cao, cùng sự hỗ trợ từ chính sách chính phủ sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của ngành.
Phân khúc bất động sản nhà ở vẫn là trọng tâm khi tầng lớp trung lưu gia tăng, cùng với nhu cầu tìm kiếm các dự án chất lượng cao tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, xu hướng xây dựng các khu đô thị vệ tinh và nhà ở xanh, thông minh đang ngày càng phổ biến, mở ra cơ hội mới cho các nhà phát triển bất động sản.
Phân khúc bất động sản công nghiệp cũng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhờ vào dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Việc các tập đoàn lớn dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về nhà xưởng, kho bãi và các khu công nghiệp tại các tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai, và Hải Phòng.
Tuy nhiên, nhóm ngành này cũng phải đối mặt với không ít thách thức, bao gồm rủi ro pháp lý liên quan đến quỹ đất, thủ tục cấp phép và quy hoạch. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng là một trở ngại lớn, đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng bất động sản nhằm kiểm soát rủi ro nợ xấu.
Sự tăng trưởng của ngành bất động sản sẽ phụ thuộc vào khả năng thích nghi với các xu hướng mới như phát triển bền vững, chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông minh vào quản lý và vận hành dự án. Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tài chính và quản trị để tận dụng tối đa các cơ hội trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Thứ ba là nhóm ngành bán lẻ: Nhóm cổ phiếu được dự báo sẽ có một năm 2025 đầy triển vọng nhờ sự tăng trưởng tiêu dùng nội địa và các xu hướng mới trong hành vi mua sắm. Với tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và tỷ lệ đô thị hóa cao, người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn, đồng thời ưu tiên trải nghiệm mua sắm đa kênh.
Thương mại điện tử tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng ngành bán lẻ. Các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki và các doanh nghiệp nội địa không ngừng cải tiến công nghệ, tối ưu hóa logistics, và cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh để thu hút khách hàng. Ngoài ra, việc tích hợp thanh toán không tiền mặt và sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu khách hàng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp.
Các trung tâm thương mại và siêu thị cũng đang đầu tư mạnh vào việc tạo ra không gian mua sắm tích hợp, bao gồm cả khu vui chơi giải trí và ẩm thực, để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành bán lẻ Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức từ chi phí vận hành tăng cao và cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu quốc tế.
Sự hỗ trợ từ chính sách chính phủ, như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và khuyến khích tiêu dùng, sẽ tiếp tục là động lực quan trọng để thúc đẩy thị trường. Đồng thời, xu hướng bán lẻ xanh, với việc tập trung vào các sản phẩm thân thiện môi trường và bền vững, dự kiến sẽ ngày càng phổ biến và mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Thứ tư là nhóm ngân hàng: Đây là nhóm cổ phiếu quan trọng khi chiếm đến 40-50% vốn hóa thị trường. Được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025. Với nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, các ngân hàng thương mại được kỳ vọng sẽ tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính.
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá sẽ hỗ trợ lớn cho hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành ngân hàng, bao gồm việc áp dụng công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data), đang giúp các ngân hàng cải thiện hiệu suất vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bên cạnh đó, việc gia tăng các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản, sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, nhóm ngành này cũng phải đối mặt với thách thức từ nợ xấu và cạnh tranh từ các công ty fintech. Các ngân hàng sẽ cần tập trung vào quản trị rủi ro và phát triển các sản phẩm tài chính linh hoạt để thích ứng với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ là một yếu tố quan trọng, giúp ngành ngân hàng không chỉ tăng trưởng mà còn củng cố vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam.
Đối với thị trường chung, các chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2023 là năm phục hồi, năm 2024-2025 sẽ là 2 năm tăng trưởng trên cơ sở tăng trưởng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên. Đồng thời, GDP dự kiến cũng sẽ 2 năm liên tiếp đạt mức 7%. Đây chắc chắn là những yếu tố hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.
Tiến Hoàng /Kinh tế và Đồ uống