Lý do lựa chọn 3 thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam

09:29 | 29/07/2024
Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhiều sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được đưa vào thị trường từ lâu như muối tăng cường iốt; bột canh tăng cường iốt; dầu ăn, hạt nêm tăng cường vitamin A; nước mắm, hạt nêm tăng cường sắt; hạt nêm tăng cường kẽm; bột mỳ tăng cường sắt và kẽm…

Muối và dầu ăn là thực phẩm khá phổ biến và được tiêu thụ đều đặn bởi đại đa số người dân Việt Nam. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào muối, dầu ăn tương đối đơn giản, không làm thay đổi tính chất cảm quan của sản phẩm và đã được thử nghiệm thành công. Đặc biệt là việc bổ sung iốt vào muối được triển khai từ năm 1999 theo hướng bắt buộc toàn dân.

Bột mỳ là thực phẩm không được tiêu thụ phổ biến và đều đặn bởi một lượng lớn người dân tại Việt Nam như gạo nhưng bột mỳ là chất mang tốt nhất, việc bổ sung đơn giản nhất, được sản xuất tập trung và giá thành rẻ nhất trong các ngũ cốc hiện nay. Việc tăng cường sắt, kẽm, axit folic vào bột mỳ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước này.

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ bột mỳ tại Việt Nam đang tăng mạnh. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho biết, tiêu thụ bột mỳ tăng gấp 3 lần từ năm 1992 đến 2005. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu thụ bột mỳ tăng lên mức 1,21 triệu tấn trong năm 2005 và tiếp tục tăng với tỉ lệ 6-9% một năm. Tiêu thụ bột mỳ tăng lên ở tất cả các nhóm dân số theo vùng sinh thái và tình trạng kinh tế xã hội.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo đã được thực hiện ở một số nước như Philippines, Mỹ và đạt thành công nhất định nhưng tại Việt Nam, việc sản xuất gạo lại rất nhỏ lẻ, 70% dân số sống ở vùng nông thôn đều sản xuất được gạo, do không sản xuất tập trung nên rất khó thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng. Tại thời điểm hiện nay việc quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo tại Việt Nam sẽ không khả thi.

Việc đưa 04 vi chất dinh dưỡng là: iốt, sắt, kẽm, vitamin A vào quy định dự thảo Nghị định tuy chưa phản ánh đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt tại cộng đồng nhưng đây là những vi chất thiếu hụt có ý nghĩa cộng đồng tại thời điểm hiện nay và việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng này vào thực phẩm được nhiều nước trên thế giới thực hiện sau khi đã đánh giá về độ bền vững, giá thành và sự thành công trong quá trình thực thi.

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng tăng cường vào thực phẩm sẽ được tính toán trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu còn thiếu của cơ thể, với lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam), cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người. Việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm dùng cho cộng đồng không làm cho cơ thể người sử dụng dư thừa vi chất dinh dưỡng hoặc gây bệnh do thừa vi chất dinh dưỡng, kể cả đối với người dân sinh sống ở vùng không bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được áp dụng ở nhiều nước từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong phát triển toàn cầu và là giải pháp đã được các tổ chức như WHO, WFP, UNICEF, FAO, và WB khuyến nghị để thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bảo Lâm /Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thị trường đồ uống Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động với nhiều chuyển biến đáng chú ý. Trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục và thu..
09:06 | 26/03/2025
Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy thái độ thận trọng hơn giữa các chuyên gia trong ngành và nhà đầu tư cá nhân về triển vọng gi..
09:18 | 25/03/2025
Trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô và vấn đề cung - cầu tác động đan xen cùng nhiều biến động khác, thị trường dầu có thể sẽ chứng kiến thêm một số phiên..
09:57 | 23/03/2025
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường vàng Việt Nam đã chứng kiến những đợt tăng giá liên tiếp, thiết lập nhiều mức đỉnh lịch sử mới khiến giới c..
08:25 | 22/03/2025
''Tôi mạnh dạn dự báo rằng giá vàng sẽ đạt 4.000 USD/oz. Tôi không chắc điều đó xảy ra ngay trong năm nay, nhưng tôi tin rằng đây là mức giá tương ứng..
09:06 | 20/03/2025
Thị trường trà sữa đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khác nhau, từ những chuỗi quốc tế đến các cửa..
08:28 | 20/03/2025
Vài năm trở lại đây, thị trường trà sữa tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự gia nhập của nhiều thương hiệu lớn, tạo nên một cơn sốt đầu tư vào mô h..
09:02 | 19/03/2025
Thị trường trà sữa đã trở thành một trong những mảnh đất kinh doanh sống động nhất trong vài năm gần đây. Từ những quán nhỏ lẻ tự phát triển đến hệ th..
08:54 | 18/03/2025
Cuộc đàm phán hòa bình Ukraine-Nga được Mỹ hậu thuẫn có thể khiến giá khí đốt châu Âu giảm mạnh, khi TTF từng lao dốc 13% hồi tháng 2.
09:52 | 17/03/2025
Chagee Việt Nam đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động tại Việt Nam.
09:28 | 17/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up