Doanh nghiệp xuất khẩu ''ăn đong'' đơn hàng cuối năm

00:23 | 08/08/2022
Những tháng cuối năm, đơn hàng đang giảm dần, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết trong 3 tháng 8,9,10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.

Đơn hàng chững lại

Hơn nửa đầu năm 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục có sự hồi phục, tăng trưởng sau những khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn giữ được vị thế xuất siêu, trong đó giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tuy nhiên nhiều khó khăn, tác động do tình hình giá cả và diễn biến của thế giới đang khiến cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu lo lắng.

Thực tế tại nhiều doanh nghiệp, ngành hàng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang dần chậm lại. Ông Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại giày dép Nguyên Nguyên Phước cho biết, trước đây, doanh nghiệp có thể nhận đơn hàng trước từ 1- 2 quý. Tuy nhiên, với những biến động thị trường như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng.

Theo ông Phước, tình hình thị trường 6 tháng đầu năm khá khả quan, song nửa cuối năm thị trường sẽ chậm lại. Tháng 9, tháng 10 sẽ là vùng trũng của đơn hàng.

Bên cạnh đó, tình hình lạm phát tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ tăng cao, xung đột giữa Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt khiến người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm, khiến tình hình xuất khẩu nửa cuối năm gặp khó.

“Hầu hết các đơn hàng đã được ký kết từ năm ngoái và đầu năm nay, hiện nay chúng tôi cũng như một số doanh nghiệp khác đang phải “ăn đong” đơn hàng xuất khẩu. Đơn hàng không được dồi dào như trước, thậm chí có doanh nghiệp đối tác của chúng tôi đã bị hủy đơn hàng vì nhu cầu tiêu thụ sụt giảm”, ông Nguyễn Hữu Phước chia sẻ.

Doanh nghiệp xuất khẩu “ăn đong” đơn hàng cuối năm

Doanh nghiệp xuất khẩu lo giảm đơn hàng cuối năm. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Quang Vũ - Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương cho biết, những tháng cuối năm, đơn hàng đang từng bước giảm dần. Hiện tại, trong 3 tháng 8,9,10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.

Tương tự với ngành hàng dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, thị trường 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sức mua toàn cầu giảm xuống do lạm phát ở các nước trên thế giới. Cùng với đó, hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang bị áp lực về vấn đề cạnh tranh về giá và thời gian giao hàng do lượng hàng tồn kho từ các nước vẫn còn khá lớn.

Không chỉ dệt may, da giày mà với nhiều ngành hàng khác như rau quả, thủy sản cũng cho rằng thị trường nửa cuối năm sẽ ảm đạm. Ông Nguyễn Anh Nhân – Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Gò Đàng cho biết, các loại nguyên liệu đầu vào, nhân công, vận chuyển… tăng cao khiến giá thành sản phẩm buộc phải tăng theo, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tiêu tiêu thụ hàng thủy sản. “Trong khi tất cả các cho phí từ thức ăn chăn nuôi, chi phí logistics, nhân công… đều tăng khiến giá thành sản phẩm ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập của người dân lại không tăng lên. Điều này sẽ khiến sức mua dần giảm xuống”, ông Nguyễn Anh Nhân lý giải.

Nỗ lực nối lại thị trường

Trước bài toán khó thị trường xuất khẩu giảm mạnh, trong khi chi phí đầu vào lại tăng cao, các doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để giảm chi phí đầu vào, hạn chế tăng giá bán sản phẩm; đầu tư hơn cho khâu phân phối, bán hàng theo hướng đưa sản phẩm đến tận tay người nông dân để giảm bớt chi phí các khâu trung gian.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh là không đơn giản. Dù vậy, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải) để đáp ứng nhu cầu cho khâu may, bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng. Vinatex cũng liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên; nhập khẩu một lượng bông dự trữ nhất định cho các doanh nghiệp sợi với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá, sẵn sàng cho các đơn hàng trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp nông sản lại tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách. Điển hình như Công ty TNHH Hồng Đức (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đang sản xuất sản phẩm điều nhân trắng xuất khẩu đi thị trường châu Âu, Mỹ. Để khắc phục tình trạng suy giảm đơn hàng từ 2 thị trường này, công ty đang thu gọn hoạt động sản xuất, trong đó tập trung nguồn lực cho sản phẩm điều rang muối để phục vụ thị trường Trung Quốc. Đây là sản phẩm có giá bán không quá cao, không tốn quá nhiều chi phí sản xuất và dễ tiêu thụ trong bối cảnh hiện nay.

Theo các chuyên gia, nửa cuối năm 2022 được dự báo sẽ còn nhiều thách thức, tuy nhiên tình hình thị trường như hiện nay được xem là phép thử dành cho các doanh nghiệp. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, việc tận dụng tốt thị trường, khai thác tối đa các hiệp định thương mại sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu bứt tốc.

Hà Duyên

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xuất khẩu Vật liệu xây dựng và Hợp tác trong lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản Việt Nam-Australia 2024 được tổ chức vào ngày 15/05/2024.
08:50 | 29/03/2024
Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
08:48 | 29/03/2024
Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
09:45 | 28/03/2024
Sức nóng của thị trường cà phê thế giới đang tiếp sức cho giá cà phê Tây Nguyên, song lại đang đẩy nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống ''việt vị''.
09:26 | 28/03/2024
2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với ..
09:24 | 28/03/2024
Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
10:43 | 27/03/2024
Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
00:20 | 27/03/2024
Trong 5 nguồn cung hồ tiêu ngoại khối chủ yếu của Đức, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất trong năm 2023.
00:11 | 27/03/2024
2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 8.735 tấn, tương đương 36,5 triệu USD, chiếm tỷ trọn..
09:17 | 26/03/2024
Tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024.
09:15 | 26/03/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG: KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

* * * * *
® Bản tin Thị trường Việt Nam
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014
Tra cứu Thành viên | Trang chủ Bản tin

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up