Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF

10:22 | 19/12/2024
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản 2024 khởi sắc với sự bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mở ra triển vọng phát triển.

Việt Nam và Nhật Bản từ lâu đã thiết lập mối quan hệ thương mại và kinh tế bền chặt, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hai nước. Năm 2024 đánh dấu những bước tiến tích cực khi thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản với sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Với việc tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, hai nước tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản: Nền tảng ổn định và bổ trợ lẫn nhau

Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc), đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc).

Tính đến hết tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 42 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 22,3 tỷ USD, tăng 4,9%, cho thấy dấu hiệu tích cực sau một năm suy giảm. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 19,6 tỷ USD, giảm nhẹ 0,47%. Những con số này phản ánh sự ổn định trong quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế, ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đạt 42 tỷ USD. Ảnh minh họa

Thương mại song phương Việt Nam và Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật, trong đó đáng chú ý là sự bổ sung rõ nét trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như thủy sản, dầu thô, dệt may, dây điện, dây cáp điện, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện, than đá, giày dép. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, sắt thép, vải và nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất và linh kiện ô tô.

Đáng chú ý, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà cả hai nước tham gia. Tiêu biểu như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường và tận dụng ưu đãi thuế quan.

Hợp tác trong khuôn khổ đa phương: Điểm sáng CPTPP và IPEF

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng của CPTPP trong việc mở rộng và thực thi các cam kết thương mại. Việc Vương quốc Anh chính thức gia nhập CPTPP từ tháng 7/2023 là một dấu mốc lớn, đưa số thành viên CPTPP lên 12. Việt Nam đã phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh vào tháng 6/2024 và hoàn tất thủ tục vào tháng 7/2024, qua đó thể hiện vai trò tích cực và chủ động của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác này.

Với việc Anh gia nhập CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức cam kết mở cửa thị trường cao hơn so với Hiệp định thương mại tự do song phương (UKVFTA), đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như dệt may, nông sản và thủy sản. Điều này không chỉ thúc đẩy quan hệ thương mại nội khối CPTPP mà còn tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị phần tại Vương quốc Anh.

Ngoài ra, các thành viên CPTPP cũng đang tích cực thảo luận về khả năng gia nhập của các nền kinh tế khác như Costa Rica, Ecuador và Đài Loan. Đáng chú ý, Costa Rica đang nhận được nhiều ủng hộ nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP. Việt Nam với vai trò thành viên tích cực, đã chủ trì và đề xuất xây dựng Điều khoản tham chiếu (TOR) để thành lập Ban thư ký CPTPP, được các thành viên đánh giá cao.

Bên cạnh CPTPP, Việt Nam cũng tham gia Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Sự thịnh vượng (IPEF), một sáng kiến kinh tế khu vực do Hoa Kỳ khởi xướng với mục tiêu tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm như thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng.

Tính đến cuối năm 2024, các nước IPEF đã đạt được tiến triển lớn khi ký kết các Hiệp định trụ cột II (chuỗi cung ứng), III (kinh tế sạch) và IV (kinh tế công bằng), cũng như Hiệp định Tổng thể. Trong đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Trụ cột II và đang hoàn tất các thủ tục trong nước để tham gia Hiệp định Trụ cột III, IV và Hiệp định Tổng thể. Việc tham gia IPEF giúp Việt Nam củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh và bền vững.

Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Bước sang năm 2025, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với nhiều triển vọng sáng. Hai nước không chỉ tận dụng tối đa các FTA hiện có mà còn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như CPTPP và IPEF.

Đối với Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn là nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị công nghiệp hiện đại. Việc gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao như máy tính, linh kiện điện tử và sản phẩm công nghiệp chế biến sẽ là hướng đi chiến lược trong thời gian tới. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Nhật Bản cũng có cơ hội mở rộng đầu tư và cung cấp sản phẩm chất lượng cao vào Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.

Năm 2024 là năm đầy khởi sắc và thành tựu đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Với nền tảng hợp tác vững chắc, sự bổ sung trong cơ cấu hàng hóa và vai trò tích cực trong các khuôn khổ đa phương như CPTPP và IPEF, hai nước đã cùng nhau vượt qua những thách thức, mở ra nhiều cơ hội mới để thúc đẩy thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, bền vững và toàn diện hơn trong tương lai.

Huyền Trang /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
10:18 | 21/12/2024
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra..
09:09 | 20/12/2024
Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
10:02 | 19/12/2024
Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62..
07:19 | 18/12/2024
Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng ..
07:42 | 17/12/2024
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định: Với sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và cườ..
09:36 | 16/12/2024
Hiện nay, trước nhu cầu gia tăng nhập khẩu hoa quả từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới vào thị trường Thuỵ Điển đã mở ra cho thị trường Việt Na..
08:34 | 15/12/2024
Năm 2024 ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam với những thành tựu xuất khẩu vượt bậc, phá vỡ nhiều kỷ lục. Kim ngạch xuất khẩu nông, ..
09:31 | 14/12/2024
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, mở ra kỳ vọng để ..
09:06 | 13/12/2024
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 được điều chỉnh cao hơn nhờ triển vọng sản xuất và xuất khẩu lạc quan từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.
06:57 | 12/12/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up