Hà Nội: Thêm trợ giúp cho các làng nghề phát triển

09:23 | 02/07/2022
Hà Nội là đất trăm nghề. Những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt ở khu vực nông thôn. Tuy vậy, những yếu tố khách quan và chủ quan kèm giá xăng dầu và nguyên vật liệu sản xuất tăng cao... khiến nhiều làng nghề rơi vào khó khăn, cần trợ giúp để phát triển.

Xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) có khoảng 600 hộ có xưởng sản xuất mộc, trải đều ở cả 4 thôn trên địa bàn xã. Làng nghề đóng góp hơn 70% vào cơ cấu kinh tế địa phương.

Khó chồng khó

Xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) nổi tiếng với nghề đóng giường, tủ, bàn ghế cung cấp cho thị trường cả nước. Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà Nguyễn Hữu Thinh cho biết, hiện xã có khoảng 600 hộ có xưởng sản xuất mộc, trải đều ở 4/4 thôn. Làng nghề đóng góp hơn 70% vào cơ cấu kinh tế địa phương, mang lại thu nhập bình quân hơn 70 triệu đồng/người/năm cho người dân. Nhờ làng nghề phát triển, Liên Hà đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2021.

Tuy nghề mộc rất phát triển, song trong các năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hộ sản xuất ở làng nghề cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (thời điểm giãn cách xã hội).

Anh Nguyễn Ngọc Hà, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Hà Sinh (đường Thống Nhất, xã Liên Hà) chọn giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu để giảm chi phí cho sản xuất, kiềm chế tăng giá sản phẩm.

Hiện nay, sản xuất trở lại bình thường nhưng giá nhiều loại nguyên liệu như gỗ, xăng dầu, sơn... lại tăng cao. Anh Nguyễn Ngọc Hà, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Hà Sinh (đường Thống Nhất, xã Liên Hà) cho biết: "Gỗ sản xuất của chúng tôi chủ yếu là nhập khẩu. Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu tăng cao. Ví như gỗ gõ (nguyên liệu chính để đóng bàn ghế, giường tủ) thời điểm năm 2021 chỉ 28 triệu đồng/m3 thì đến nay đã tăng lên 40 triệu đồng/m3 (tăng gần 43%). Bên cạnh đó, giá xăng, sơn và các phụ kiện để hoàn thiện sản phẩm cũng tăng khoảng 15%... Việc nâng giá bán rất khó nên sản xuất của chúng tôi thời gian này gần như không có lợi nhuận".

Không chỉ khó khăn về nguyên vật liệu, điểm sản xuất tập trung hay thị trường tiêu thụ sản phẩm... cũng là mong mỏi của rất nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề.

Tại huyện Chương Mỹ, Phó Trưởng phòng Kinh tế Nguyễn Văn Cường cho biết, trên địa bàn huyện có 35 làng nghề được công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, đến nay, đã có 10 làng nghề bị mai một như: Thêu, nón lá, mây tre đan... Nguyên nhân chủ yếu do thị trường tiêu thụ khó khăn, thu nhập của người làm nghề thấp nên lao động bỏ nghề, chuyển sang các nghề khác.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, cho biết, trước đây, toàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Tuy nhiên, cuối năm 2021, qua rà soát, chỉ còn 806 làng, giảm 544 làng. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều làng nghề đình trệ, đặc biệt là các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu và gắn với du lịch. Hiện nay, hầu hết cơ sở sản xuất đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân lực, nguồn vốn, đến cả đầu ra cho sản phẩm.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan của huyện Chương Mỹ được quảng bá, tiêu thụ tại "Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022".

Thêm trợ giúp cho các làng nghề

Trong khó khăn, nhiều làng nghề mong muốn được thành phố hỗ trợ xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; giảm thuế để giảm giá xăng dầu, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần hỗ trợ hộ làm nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất; quan tâm các dự án xử lý ô nhiễm môi trường, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật làng nghề...

Trước những khó khăn trên, các hộ sản xuất ở các làng nghề đang nỗ lực duy trì sản xuất, "giữ chân" khách hàng. Anh Nguyễn Ngọc Hà, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Hà Sinh cho biết: "Hiện gia đình có mạng lưới khách hàng là các đại lý bán sản phẩm ở rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Mặc dù giá nguyên vật liệu tăng cao, song cơ sở vẫn chưa tăng giá bán sản phẩm. Chúng tôi chấp nhận lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận trong thời gian này để giữ thị trường; đồng thời, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu để giảm chi phí sản xuất".

Tại huyện Phú Xuyên, toàn huyện có 42 làng nghề đang hoạt động với 965 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tháo gỡ khó khăn về môi trường làng nghề, UBND các xã, thị trấn đã thành lập các tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề và lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề; UBND huyện đã phê duyệt phương án bảo vệ môi trường 42 làng nghề trên địa bàn huyện; tỷ lệ các cơ sở làng nghề thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường đạt 87%.

Để hỗ trợ các làng nghề, huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021-2025, trong đó, mỗi năm, huyện đều xây dựng kế hoạch để hỗ trợ các làng nghề riêng.

Năm 2022, theo kế hoạch, huyện sẽ hỗ trợ từ 5 đến 7 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn cải tiến máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ tập huấn bảo tồn và phát triển làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động. Đặc biệt, huyện tập trung hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm và đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử.

Tại huyện Phú Xuyên, các xã, thị trấn đã thành lập các tổ tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề và lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề. Đến nay, huyện đã phê duyệt phương án bảo vệ môi trường 42 làng nghề trên địa bàn huyện. Trong ảnh: Nghề cắt may comple ở xã Vân Từ.

Mới đây, huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức lễ khai mạc chương trình "Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022" - đây là hoạt động thiết thực giúp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của huyện.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, năm 2022, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội.

Theo đó, thành phố hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; đánh giá tác động môi trường cho 10 làng nghề đã được công nhận hoặc đang làm thủ tục để được công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống; tổ chức 50 lớp tập huấn chính sách khuyến khích ngành nghề nông thôn và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề.

Đồng thời, UBND thành phố cũng giao các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề về hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề nông thôn, đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, kết nối làng nghề với phát triển du lịch. Những hoạt động thiết thực này sẽ giúp các làng nghề vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và phát triển.

Nguyễn Mai

Nguồn Báo Hànộimới

Tin cùng chuyên mục

Sở Du lịch TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn TP năm 2024.
23:00 | 28/03/2024
Vành đai 3 đang thi công đồng loạt 10 gói thầu, các công trình trọng điểm quốc gia liên tục được quy hoạch, rót vốn đang khiến hạ tầng cửa ngõ phía Đô..
15:21 | 28/03/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châ..
14:57 | 28/03/2024
Chú ngựa sắt ''rút ngắn thời gian'', ''chưa ngồi đã thấy say''... là những bình luận hài hước của cộng đồng khi nói về đoạn clip đang gây sốt những ng..
14:12 | 28/03/2024
Chương trình nghệ thuật ''Tháng 3 hoan ca'' với những tiết mục nghệ thuật nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân..
13:53 | 28/03/2024
Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thông tin tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng năm 2024 Giáo dục 28/03/2024 10:06Chia sẻ0 Hưởng ứng..
13:47 | 28/03/2024
Căn cứ Kế hoạch tuyển sinh năm 2024, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc thông báo tuyển sinh các ngành học trình độ trung cấp, cao đẳng chính ..
13:37 | 28/03/2024
Dù chứa lượng calo thấp, không chứa nhiều đường như nhiều đồ uống thể thao và nước ép trái cây nhưng nước dừa dễ uống nên chúng ta luôn muốn uống nhiề..
12:21 | 28/03/2024
Dừa là loại quả ''quốc dân'' có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh..
12:16 | 28/03/2024
CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 - Một trong những nguyên tắc chung mà Tiền Giang đặt ra cho chặng đường t..
11:35 | 28/03/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG: KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

* * * * *
® Bản tin Thị trường Việt Nam
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014
Tra cứu Thành viên | Trang chủ Bản tin

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up