Sơn La: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

09:34 | 16/05/2022
Đào tạo nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ này đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đồng bộ vào cuộc, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động.

Lao động nông thôn được học nghề và làm việc tại Xí nghiệp Giày Phù Yên - Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà. Ảnh: Khải Hoàn

Thời gian qua, công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hướng cung; chất lượng thấp, quy mô nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao chưa đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Hơn nữa, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động tại các địa phương. Trong khi đó, nguồn vốn để thực hiện chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn thấp so với nhu cầu cho người lao động.

Ông Nguyễn Mạnh Du, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cho biết: Là cơ quan chuyên môn, hàng năm ngành đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, ban hành các kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hàng năm, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho người lao động tham gia học nghề, tiếp cận với những kiến thức mới. Trong đó, giúp người dân hiểu được giá trị của việc học nghề và chính sách đào tạo nghề, từ đó tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề để có việc làm ổn định, nhằm nâng cao đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Hội nghị giới thiệu việc làm tại huyện Mường La. Ảnh: Đức Huynh (CTV)

Ông Phạm Đức Huynh, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mường La, cho biết: Qua khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong huyện, hàng năm, Phòng đã tham mưu giúp huyện tổ chức đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hàng nghìn lao động nông thôn. Gồm các nghề: May mặc; dịch vụ du lịch; nề - xây dựng; sửa chữa xe máy, sửa chữa điện; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản… giúp người lao động có kiến thức để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 5 trường trung cấp, cao đẳng; 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 9 cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề chủ động chương trình dạy nghề dựa trên nội dung môn học; kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành, sử dụng các giáo cụ trực quan để học viên dễ nắm bắt, dễ vận dụng. Các khóa đào tạo được tổ chức linh hoạt về chương trình, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt. Quan tâm xây dựng chương trình đào tạo sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Lớp dạy nghề sửa chữa xe gắn máy tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.. Ảnh: PV

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, người dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh từng bước được chuẩn hóa. Toàn tỉnh hiện có 585 cán bộ, giáo viên, người dạy nghề. Trong đó, 435 giáo viên các cơ sở công lập và 150 giáo viên ngoài công lập; 32,6% có trình độ trên đại học; 50% trình độ cao đẳng, đại học; còn lại là trình độ khác. Nhiều giáo viên là cán bộ khoa học, kỹ thuật, người có tay nghề cao... cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động.

Năm 2021, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 18.050 người lao động. Trong đó, 900 người trình độ cao đẳng; 1.609 người trình độ trung cấp và 6.445 lao động trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật cho 9.096 lao động. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 11.431 người. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 57%.

Ông Lại Như Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, thông tin: Trong giai đoạn 2011-2021, huyện đã tổ chức đào tạo các ngành nghề đa dạng, phù hợp với các nhóm ngành, nghề đào tạo tại địa phương. Các lớp đào tạo nghề được tổ chức tại các xã trong huyện. Trong đó, 123.521 lượt lao động được đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa số lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 53,4% (số lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 22%). Thời gian tới, huyện tiếp tục gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình: Giải quyết việc làm; mục tiêu quốc gia giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới của huyện và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, phấn đấu đến năm 2025 tạo mới việc làm cho khoảng 16.300 lao động.

Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, các ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ… với các nghề đào tạo đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, phối hợp với UBND các xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề… Phấn đấu số lao động có việc làm sau đào tạo đạt từ 85% trở lên.

Hồng Luận

Nguồn Báo Sơn La

Tin cùng chuyên mục

HÀ NỘI - Ngày 15-4, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và người thuộc hộ cận nghèo năm 2024.
14:53 | 18/04/2024
Thực tế cho thấy phim lịch sử vẫn thu hút không ít công chúng yêu điện ảnh. Dư âm bộ phim ''Đêm hội Long Trì'' ngày nào vẫn còn trong lòng thế hệ khán..
10:48 | 18/04/2024
Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách ''Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân''.
10:28 | 18/04/2024
Nói đến bánh mì ở Hà Nội, đúng là có vô vàn loại bánh, vô vàn kiểu ăn. Từ những chiếc bánh chỉ 10k, rồi 20k, 30k..., thậm chí còn nhiều hơn thế. Mỗi l..
06:40 | 18/04/2024
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế, khai ..
09:20 | 17/04/2024
Không hề cầu kỳ hay hào nhoáng, bánh cuốn Thanh Hóa vẫn đủ sức hút khiến cho bao người ''gật gù khen ngon'' khi nếm thử. Món bánh này không chỉ được n..
06:28 | 17/04/2024
Nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa- trang phục các dân tộc; Kỷ niệm Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Từ ngày 15- 19/4, UBND tỉnh phát độn..
09:17 | 16/04/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điệ..
09:09 | 16/04/2024
Bánh canh Ông Phùng – Quán ăn đáng tin cậy cho thực khách Sài Gòn với nét bình dị. Nếu muốn tìm một quán ăn đường phố không cầu kỳ mà hợp túi tiền thì..
06:40 | 16/04/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, đơn vị này vừa ra thông báo về việc tạm dừng đón khách tại Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn để thực hiện việc bảo dưỡn..
09:33 | 15/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up