Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

00:29 | 14/04/2024
Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 5,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, 3/4 ngành công nghiệp cấp I gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng so với cùng kỳ năm trước với con số lần lượt là 5,9%, 12,1% và 4%.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I tăng 5,9%, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%, kéo theo chỉ số tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo thời điểm 31/3/2024 dự kiến tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến chế tạo bình quân quý I là 68,7%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tồn kho cùng cùng kỳ năm 2023 là 81,1%. Điều này khẳng định trực tiếp "sức khỏe" của ngành đang tốt lên.

Với kết quả trên, sản xuất công nghiệp được nhận định là điểm sáng của nền kinh tế trong quý I vừa qua. Đáng nói, trong bối cảnh khó khăn bủa vây, sản xuất công nghiệp tăng chứng tỏ một phần sức chống chịu của doanh nghiệp sản xuất trong nước đã vững vàng hơn, có thể tồn tại, tăng trưởng trong thách thức.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng (Ảnh minh họa)

Dù vậy, theo các chuyên gia, kết quả đạt được của sản xuất công nghiệp dù là niềm vui nhưng chưa trọn vẹn. Bởi lẽ, sản xuất công nghiệp quý I tăng khá nhưng trên nền sản xuất quý I năm 2023 giảm.

Mặt khác, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 cũng tăng thấp so cùng kỳ những năm trước. Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp tuy có tăng nhưng mức độ chuyển biến còn chậm và chưa thực sự khởi sắc.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, với phần lớn sản lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu, "sức khoẻ" của ngành này không chỉ phản ánh hiện trạng sản xuất mà còn là tấm gương soi chiếu của hoạt động xuất nhập khẩu. Sức tăng trưởng thấp của ngành trong quý đầu tiên của năm nay khiến các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng vĩ mô của nền kinh tế.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn

Nỗi lo về mức tăng trưởng thấp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được giảm đi phần nào khi các doanh nghiệp dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh quý II khả quan hơn quý I. Cụ thể, với 82,0% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II tốt hơn và giữ ổn định so với quý I (45,4% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, 36,6% nhận định hoạt động sản xuất kinh, doanh ổn định) và chỉ có 18,0% doanh nghiệp đánh giá sẽ khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, ở khối địa phương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng ở 54/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao ở mức hai đến ba con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao, như Trà Vinh; Khánh Hoà; Bắc Giang; Thanh Hoá; Hà Nam; Quảng Ninh…

Đáng nói, theo kết quả điều tra, doanh nghiệp chế biến chế tạo tại nhiều địa phương đáng giá rất cao về triển vọng tăng trưởng trong quý II cao hơn quý I.

Sự lạc quan về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo và các địa phương trong quý II/2024 là yếu tố tốt nhưng để ngành công nghiệp có được “niềm vui trọn vẹn” trong những tháng tiếp theo cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan quản lý.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng phù hợp, ở góc độ sản xuất cộng đồng doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu; đảm bảo phân phối sản phẩm hàng hóa gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; thúc đẩy mạnh mẽ mô hình chuỗi liên kết phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời được tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm và tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh.

Ở cấp độ vĩ mô, để đảm bảo công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, ngành công nghiệp nói chung tăng trưởng ổn định và bền vững, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý liên quan cần rà soát, thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động, sản xuất kinh doanh đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp chủ lực như dệt may, da dày…

Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn, tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững nhằm nối cầu phục hồi cho các ngành công nghiệp liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ động đảm bảo cung ứng điện phục vụ nhu cầu điện tiêu dùng và sản xuất đặc biệt trong những tháng cao điểm trong quý II, quý III. Thực hiện các phương án ổn định giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nguyên vật liệu xây dựng bảo đảm cân đối cung cầu.

Hải Linh /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia năng suất cho rằng, trong sản xuất Lean sẽ là thước đo giá trị của một sản phẩm do khách hàng quyết định, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của..
09:38 | 04/11/2024
Bên cạnh những ''ngôi sao sáng'', ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
10:34 | 03/11/2024
Chính phủ chỉ đạo không để thiếu điện cho cả giai đoạn từ nay đến 2030, giá điện phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mức chi trả của người ..
12:36 | 02/11/2024
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng lên 51,2 điểm trong tháng 10, theo đó tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp những tháng cu..
10:49 | 02/11/2024
Đà tăng trưởng tích cực của quý III, với sự dẫn dắt của sản xuất, là một trong những yếu tố để tin tưởng GDP cả năm nay có thể đạt 6,9-7%.
10:19 | 01/11/2024
Chuyển đổi nhanh là công cụ khởi nguồn và là một trong những điều kiện tiên quyết dành cho doanh nghiệp khi ứng dụng các công cụ Lean khác. Do đó có t..
09:46 | 01/11/2024
Chờ đợi là thời gian công nhân, máy móc nhàn rỗi do những tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong nhà máy, phân xưởng gặp trục trặc. Thời gian chờ đợi, trì..
10:21 | 31/10/2024
Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
08:41 | 30/10/2024
Trước bối cảnh khan hiếm tài nguyên và biến đổi khí hậu, công nghiệp hóa không thể tách rời với bảo vệ môi trường. Để thúc đẩy phát triển bền vững, Vi..
09:52 | 29/10/2024
Ngành dệt may đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2/năm, trong khi đó gần 100 doanh nghiệp dệt may, da giày phải kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của..
09:32 | 29/10/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up