Ngành da giày: Hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững

09:11 | 22/07/2024
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung, mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành da giày.

Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp da giày Việt nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sản xuất giày dép xuất khẩu tại Công ty TNHH Giày Viễn Thịnh (tỉnh Long An)

Vẫn còn nhiều thách thức

Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, da giày được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; giữ vững vị trí thứ hai trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu thế giới; phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.

Mặc dù vậy, theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) Phan Thị Thanh Xuân, ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nếu như trước đây, các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn.

Điển hình như, thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một loạt chính sách mới về sản phẩm sinh thái, hay là trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, tái chế, đặc biệt là yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon...

“Tất cả những quy định này nhằm tăng chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành. Song những chính sách này đang tác động tới toàn bộ chuỗi cung ứng, tạo ra thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất, trong đó có Việt Nam”, bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ.

Ông Gerwin Leppink, chuyên gia đến từ Tổ chức Công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu (WRAP) khẳng định, để xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ và EU, việc tuân thủ quy định của cơ quan hải quan, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội… là điều bắt buộc. Điều này tác động tới cả người mua (nhà phân phối ở nước sở tại) và nhà cung cấp hàng hóa (doanh nghiệp xuất khẩu).

Hướng tới sản xuất xanh

Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TBS Group Nguyễn Đức Thuấn cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới về sản xuất giày dép (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ hai về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc) với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần.

Cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xu hướng “xanh hóa” trên thế giới đang đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp ngành da giày, áp lực chuyển đổi xanh càng rất lớn khi dệt may và da giày là ngành gây ô nhiễm môi trường lớn thứ hai trên thế giới.

Để tuân thủ và đáp ứng yêu cầu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cấp rất nhiều nhằm củng cố năng lực nội tại. Câu chuyện nâng cấp bắt đầu từ công nghệ, quản lý, tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt, doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các thông tin, từ đó sẽ có kế hoạch cụ thể để ứng phó với tình hình thực tiễn. Mặt khác, doanh nghiệp trong ngành cần chú trọng đến việc xây dựng một bộ phận tuân thủ. Bộ phận này sẽ cập nhật thông tin để doanh nghiệp điều chỉnh và luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Còn theo ông Nguyễn Đức Thuấn, doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh… nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Để làm được như vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển trong thiết kế, nguyên phụ liệu, đầu tư ứng dụng công nghệ và phương thức phân phối, kênh phân phối cũng cần có sự thay đổi, hướng đến yếu tố chất lượng, thẩm mỹ, giảm chi phí, giảm phát thải CO2”, ông Nguyễn Đức Thuấn khẳng định.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất da giày tại Việt Nam đang nỗ lực học hỏi, áp dụng các phương pháp xanh vào quy trình sản xuất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao vị thế của ngành da giày Việt trên thị trường quốc tế. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giày Gia Định Nguyễn Chí Trung cho rằng, để phát triển bền vững, giữ được các đơn hàng và thị trường, doanh nghiệp cần tái cơ cấu sản xuất gắn với tiết giảm chi phí kinh doanh; đồng thời, nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, ứng dụng nguyên liệu mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới tập trung sản xuất phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.

Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành da giày; đồng thời cũng là cơ hội để ngành da giày Việt Nam nâng cao giá trị thương hiệu và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thanh Hiền /Báo Hànộimới

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ..
09:00 | 04/04/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến lĩnh vực kinh tế có hiệu lực, trong đó nổi bật là thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa t..
09:39 | 31/03/2025
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai..
09:48 | 30/03/2025
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, ki..
09:28 | 29/03/2025
Mới đây (26/3), Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng, nơi sản xuất chiếc xe Sko..
09:09 | 27/03/2025
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
09:03 | 26/03/2025
Theo chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam, công cụ Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) c..
09:24 | 25/03/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của DNNN góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số, phát tr..
10:00 | 23/03/2025
Các chuyên gia năng suất cho biết, năng suất và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ nhân quả. Trong mối quan hệ năng suất và khả năng cạnh tranh thì nă..
08:51 | 22/03/2025
Công cụ BSC (viết tắt của Balanced Score Card) còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng. BSC là công cụ đo lường, cung cấp các phản hồi cho doanh nghiệp nhằm..
08:50 | 20/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

 Tel: (024) 39195195 * Fax: (024) 39196196 

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up