Việt Nam cần coi đầu tư công là 'vốn mồi' để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài

09:49 | 19/10/2024
Viện Fraser cho rằng: Điều quan trọng của Chính phủ Việt Nam phải kiên trì chính sách, coi vốn đầu tư công là ''vốn mồi'' để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Năm 2011 chính là giai đoạn đánh dấu cho sự chuyển mình của Việt Nam

Trong báo cáo thường niên về tự do kinh tế giới năm 2024, nhóm tác giả của Viện Fraser (Canada) cho biết, từ năm 2000 đến nay, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong đó, năm 2011 chính là giai đoạn đánh dấu cho sự chuyển mình của Việt Nam về tư duy điều hành kinh tế thông qua các chương trình tái cơ cấu kinh tế sâu rộng.

Về cơ bản, năm 2011, Việt Nam đã từ bỏ tư duy chính sách kích cầu dễ dãi thông qua khu vực doanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn. Công tác điều hành chính sách kinh tế của Chính phủ hàng năm luôn đặt ổn định vĩ mô làm ưu tiên hàng đầu.

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. (Ảnh: ST)

Nền kinh tế dần dần bộc lộ một loạt điểm nghẽn cản trở sự vận hành của thị trường. Chính phủ đã kiên định tìm kiếm các giải pháp mở rộng tự do kinh tế cho người dân và doanh nghiệp thông qua các giải pháp như giảm gánh nặng thuế khoá cho doanh nghiệp, cắt giảm gánh nặng quy định hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, mở cửa thương mại quốc tế, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chất lượng đầu tư công,....

“Tất cả các giải pháp này tựu chung đã tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững trong hơn một thập kỷ vừa qua”, nhóm tác giả nêu.

Việt Nam cần coi đầu tư công là “vốn mồi” để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài

Kể từ năm 2011 tới năm 2022, chỉ số tự do kinh tế thế giới đã ghi nhận những thay đổi tích cực này của Việt Nam. Tuy trong 4 năm, 2019 - 2022, thứ hạng của Việt Nam đã tăng đáng kể, nhưng điểm số thì lại tăng khá chậm, một phần là do Đại dịch Covid-19.

Điều này đặt ra những thách thức đối với Việt Nam trong những năm tới nhằm tạo đà bước vào “kỷ nguyên vươn mình” của Việt Nam ở thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

Tuy thế, những bài học cải cách kinh tế của Việt Nam từ 2011 đến nay và được ghi nhận thông qua chỉ số tự do kinh tế thế giới gợi suy cho chúng ta những bài học chính sách quan trọng sau đây.

Thứ nhất, ổn định vĩ mô phải luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việt Nam đã làm được điều này ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhờ đó, chúng ta đã có dư địa để phục hồi kinh tế nhanh chóng so với nhiều nền kinh tế khác hiện vẫn đang phải loay hoay chống lạm phát.

Thứ hai, cắt giảm chi tiêu chính phủ nhờ đó có dư địa giảm thuế và giảm nợ công góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển, qua đó tạo ra nguồn thu bền vững cho ngân sách chính phủ.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đầu tư rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng là Chính phủ phải kiên trì chính sách coi vốn đầu tư công là “vốn mồi” để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Nếu như phát triển cơ sở hạ tầng phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách Chính phủ, để đáp ứng tiến độ đầu tư, việc tăng thuế và tăng nợ công là điều rất khó tránh khỏi, dẫn đến mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế tăng, khiến cho cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của Việt Nam so với các quốc gia khác bị giảm.    

Thứ ba, mở rộng thương mại quốc tế cho nhiều quốc gia và khu vực luôn mang lại nhiều điều tốt hơn là điều xấu cho nền kinh tế. Không nghi ngờ gì, khi mở cửa, một bộ phận doanh nghiệp và người dân trong nước sẽ gặp khó khăn do chịu áp lực cạnh tranh từ nước ngoài. Nhưng kèm theo đó là sự học hỏi từ các đối tác giúp cho người dân và doanh nghiệp trong nước điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu ngành nghề.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần tập trung rà soát, loại bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan không thực cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng tốt hơn cơ hội kinh doanh từ các hiệp định thương mại quốc tế.

Thứ tư, đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn mở cửa hơn nữa thị trường vốn, giao dịch ngoại tệ cũng như thu hút khách nước ngoài. Tất cả các bài toán đặt ra liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ, v.v. đều đòi hỏi phải mở cửa thị trường vốn. Bài học từ việc mở rộng visa điện tử cũng như kéo dài thời gian lưu trú đã thu hút được khách nước ngoài quay trở lại trong hai năm vừa qua gợi mở cho việc chúng ta có nên đơn phương miễn thị thực cho công dân của nhiều quốc gia khác hay không, như cách mà nhiều nước trong ASEAN đã làm.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần mạnh dạn rút khỏi những ngành nghề mà các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã có đủ năng lực cung ứng hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực: nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất, sản xuất thép, xây dựng, vận tải, logistics, cung cấp điện (ngoại trừ một số nhà máy thuỷ điện lớn), bán lẻ, tài chính-ngân hàng,....

Việc nhà nước rút khỏi những ngành nghề này sẽ tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển năng lực sản xuất, làm tiền đề để vươn ra bên ngoài trong kỷ nguyên mới.

Thứ sáu, cần nhanh chóng điều chỉnh lại các mức thuế thu nhập cũng như nghiên cứu thay đổi chính sách đóng bảo hiểm xã hội theo hướng thị trường để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và bảo đảm nguồn trả lương hưu bền vững trong tương lai.

“Đây là những bất cập đã được dư luận nhắc đến trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể”, nhóm tác giả nêu.

Và cuối cùng, cần đẩy mạnh hệ thống tư pháp theo hướng độc lập hơn, liêm chính hơn, và công bằng hơn. Cần chuyển giao một phần nhiệm vụ rà soát, cắt giảm các quy định, văn bản dưới luật vi phạm các bộ luật hoặc hiến pháp được Quốc Hội phê chuẩn sang cho các thẩm phán thay vì là các cơ quan chính phủ.

Đây nên được coi là giải pháp căn cơ để chống tham nhũng bền vững, đồng thời bảo vệ doanh nhân yên tâm làm ăn, kinh doanh và cán bộ nhà nước làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

Định Trần /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam với vai trò là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ ba thế giới và khoảng 3 triệu lao động trực tiếp trong ngành, đứng trước những cơ hội và th..
09:58 | 22/10/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Chính phủ kịch bản cấp điện năm 2025. Theo đó, cung ứng điện năm 2025 vẫn được đáp ứng trong đa số các th..
09:19 | 22/10/2024
Ngày 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc với công ty điện lực tỉnh để nghe báo cáo, nắm bắt tình hình hoạt động của ngành..
06:50 | 22/10/2024
Việt Nam đang thúc đẩy hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI với các quốc gia, nền kinh tế phát triển thế giới.
09:37 | 21/10/2024
Mặc dù được kỳ vọng là những ''quả đấm thép'' của nền kinh tế thế nhưng hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế; h..
10:10 | 20/10/2024
Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
00:25 | 20/10/2024
9 tháng năm 2024, Tăng trưởng kinh tế đạt 6,82%, cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh 26 địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua. Ngàn..
09:11 | 18/10/2024
VEPR dự báo tăng trưởng quý IV sẽ đi ngang ở mức 7,4%, cả năm sẽ đạt mục tiêu 7%. Nhưng ở kịch bản thấp, ở kịch bản thấp quý IV sẽ không đạt 7%, và cả..
08:59 | 17/10/2024
Cần tăng cường chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp ''sếu đầu đàn'' phát huy vai trò dẫn dắt, tạo hệ sinh thái cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
09:31 | 16/10/2024
Là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu Đông Nam Á, ngành thép Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó có sự gia tăng các biện pháp ph..
09:37 | 15/10/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Phó Trưởng VP  TP. Hà Nội Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up