ADB: Những thay đổi chính sách của Tổng thổng Mỹ Donald Trump sẽ tác động mạnh tới kinh tế Châu Á

06:44 | 12/12/2024
Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.

Theo ADB, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ có những thay đổi về các chính sách tài khóa, thương mại và nhập cư. Các thay đổi này có thể giảm tăng trưởng và gia tăng lạm phát tại Châu Á - Thái Bình Dương.

ADB cho rằng, sự thay đổi chính sách này dự kiến được triển khai dần dần, nên tác động đối với khu vực nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2026.

Mặc dù vậy, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể cảm nhận sớm, nếu các chính sách này được thực hiện sớm và nhanh hơn dự kiến. Hoặc, các công ty tại Mỹ tiến hành nhập khẩu trước để tránh thuế quan tiềm tàng.

Các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực châu Á. (Ảnh: RT)

Theo báo cáo, các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á và Thái Bình Dương dự kiến  tăng trưởng 4,9% vào năm 2024, thấp hơn một chút so với dự báo 5,0% của ADB hồi tháng 9.

Dự báo tăng trưởng năm 2025 giảm từ 4,9% xuống còn 4,8%, chủ yếu do triển vọng yếu hơn của nhu cầu trong nước ở Nam Á. Dự báo lạm phát của khu vực giảm từ 2,8% xuống 2,7% trong năm nay và giảm từ 2,9% xuống 2,6% vào năm tới, một phần là do giá dầu dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: Nhu cầu trong nước và xuất khẩu tổng thể mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực này.

“Tuy nhiên, những chính sách dự kiến được chính quyền mới của Mỹ triển khai có thể làm chậm đà tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát ở mức độ nhất định tại Trung Quốc, nhiều khả năng diễn ra sau năm tới, đồng thời tác động tới các nền kinh tế khác ở châu Á và Thái Bình Dương”, chuyên gia của ADB nói.

Theo kịch bản rủi ro cao, ADB dự báo những thay đổi chính sách mạnh mẽ của Mỹ có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bốn năm tới ở mức lũy kế 0,5 điểm phần trăm.

Thuế quan trên diện rộng có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư quốc tế, dẫn tới sự dịch chuyển sang sản xuất trong nước tốn kém hơn.

Đồng thời, việc siết chặt nhập cư có thể làm giảm nguồn cung lao động của Mỹ. Kết hợp với lập trường chính sách tài khóa có khả năng mở rộng hơn dưới thời chính quyền Trump sắp tới, thuế quan và giảm nhập cư có thể khơi lại áp lực lạm phát tại Mỹ.

Tác động lan tỏa tiêu cực trên toàn khu vực, thông qua thương mại và các liên kết khác, có khả năng sẽ được bù đắp bằng việc chuyển hướng thương mại và dịch chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nền kinh tế khác.

Trong ngắn hạn, triển vọng của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực vẫn tương đối ổn định. Dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc được giữ nguyên ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm tới. Triển vọng của Ấn Độ được điều chỉnh giảm từ 7,0% xuống còn 6,5% trong năm nay và từ 7,2% xuống 7,0% vào năm tới, do tăng trưởng đầu tư tư nhân và nhu cầu nhà ở thấp hơn dự kiến.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay được nâng lên 4,7% từ mức dự báo 4,5% trước đó, nhờ xuất khẩu hàng chế tạo và chi tiêu đầu tư công mạnh hơn. Dự báo cho năm tới được giữ nguyên ở mức 4,7%.

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6.0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6.2% trong năm 2025.

Hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa.

Triển vọng tăng trưởng của Kavkaz và Trung Á được nâng từ 4,7% lên 4,9% trong năm nay và từ 5,2% lên 5,3% trong năm sau, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương không thay đổi ở mức 3,4% trong năm nay và 4,1% vào năm sau.

Ngoài sự không chắc chắn xung quanh những thay đổi chính sách của Mỹ, rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển bao gồm căng thẳng địa chính trị leo thang cũng như tính dễ đổ vỡ của thị trường bất động sản tiếp diễn ở Trung Quốc.

Nguyệt Hồ /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Theo Yonhap, trong sáng 11/12, cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành khám xét Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, trụ sở Cảnh sát Thủ đô Seoul và trụ sở của Lực l..
09:29 | 12/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, việc triển khai hệ thống tên lửa Oreshnik sẽ giảm thiểu nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân xuống mức thấp nhất. T..
09:26 | 12/12/2024
Truyền thông Triều Tiên gây chú ý khi im lặng bất thường trước những biến động chính trị lớn tại Hàn Quốc, bao gồm lệnh thiết quân luật và nỗ lực luận..
09:23 | 12/12/2024
Một số nhà quan sát cho rằng, Iran đã rơi vào tình thế bị cô lập sau những diễn biến Syria, điều đã làm đảo lộn trật tự Trung Đông bằng cách phá vỡ ''..
09:20 | 12/12/2024
Đất nước Syria như đang bị ''xé nát'' khi Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel không kích nhiều vùng lãnh thổ. Trong khi đó, Nga đưa các chiến hạm gồm 6 tàu hải quâ..
13:01 | 11/12/2024
Nga, từng là đồng minh chủ chốt của chính quyền Syria, giờ đây rơi vào thế khó khi vừa phải đối phó với xung đột Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích tại Trung..
12:57 | 11/12/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối cho biết nơi ở của ông Bashar al-Assad, sau khi có thông tin nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ xin tị nạ..
12:53 | 11/12/2024
Nhiều nước không kích hàng loạt địa điểm như xé nát Syria; Ông Netanyahu gây tranh cãi khi nói Cao nguyên Golan thuộc về Israel ‘mãi mãi’; Chiến hạm N..
12:50 | 11/12/2024
Tehran sẽ phải đánh giá lại vai trò của mình trong khu vực và điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với thực tế đương đại.
10:33 | 11/12/2024
Nga đang tiến gần đến các mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, theo hãng tin TASS dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga ..
09:27 | 11/12/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up