Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, tình hình tài chính - ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 hứa hẹn sẽ có những chuyển biến đáng kể. Vấn đề lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục là điểm nóng trong các chính sách điều hành vì tác động trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Theo báo cáo Quý IV mà S&P Global vừa công bố, năm sau, ngoại trừ trường hợp của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Indonesia, nhìn chung lãi suất của các ngân hàng Trung ương tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có thể vẫn sẽ hạ nhưng tốc độ không nhanh như Mỹ và châu Âu.
Có ba lý do: một là chênh lệch lãi suất của nhiều ngân hàng Trung ương tại châu Á TBD so với Mỹ cho thấy lãi suất nhiều nền kinh tế châu Á vẫn thấp kỷ lục so với Mỹ.
Lý do thứ hai là tỷ giá so với đồng USD. Nhiều đồng nội tệ của châu Á vẫn thấp khi so với đồng bạc xanh, nên ngân hàng Trung ương các nước đó vẫn khá chần chừ trong việc hạ lãi suất, kể cả là sang năm sau. Và lý do cuối cùng, là nhiều nền kinh tế tại châu Á vẫn lo ngại giá bất động sản sẽ leo thang nếu lãi suất đột ngột hạ.
Thậm chí, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản còn được S&P dự đoán là sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm tới, vì triển vọng lạm phát duy trì ở mức khoảng 2%. BoJ đã nâng lãi suất chính sách thêm 15 điểm cơ bản lên 0,25% vào tháng 7. Quan trọng là có những dấu hiệu cho thấy tiền lương của người lao động tăng sẽ hỗ trợ tiêu dùng và là bước đệm tốt cho việc BoJ có thể nâng lãi suất.
Lãi suất năm 2025 ra sao?
Khi nhìn lại năm 2024, nhiều yếu tố đã định hình xu hướng lãi suất, từ áp lực lạm phát trong nước cho đến đà thắt chặt tài chính từ các ngân hàng trung ương trên thế giới. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, vừa kiềm chế lạm phát vừa hỗ trợ tăng trưởng. Năm 2025, những xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì hay sẽ có những thay đổi?
Việc kiềm soát tốt lạm phát trong năm 2024 đã tạo tiền đề cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa để điều hành lãi suất mềm dẻ hơn. Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng kinh tế đang được đà khôi phục nhờ chính sách tài khóa linh hoạt và sự hỗ trợ tín dụng từ chính phủ. Áp lực từ môi trường quốc tế cũng có dấu hiệu giảm bớt khi các nước lớn như Hoa Kỳ bắt đầu chặn đà tăng lãi suất và đổi mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Về khả năng, lãi suất huy động có thể duy trì mức ổn định cao để bảo vệ cho hệ thống tài chính, nhưng lãi suất cho vay có thể được điều chỉnh xuống nhẳm tăng tính cạnh tranh và khởi phát động lực cho các doanh nghiệp.
Nhận định về xu hướng lãi suất, đại diện một số ngân hàng cho biết, lãi suất nhích lên chủ yếu trong ngắn hạn do áp lực một phần từ tỷ giá USD/VNĐ đi lên. Trong năm 2025, lãi suất tại Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ở mức ổn định nhằm bảo đảm sự hài hoà giữa kiềm chế lạm phát và động lực phát triển kinh tế. Trong ngành ngân hàng, xu hướng ứng dụng công nghệ số và tích hợp dữ liệu sẽ hỗ trợ hiệu quả điều hành, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ thị trường ngoài.
Cụ thể, lãi suất huy động có thể giữ ở mức 6-7%/năm, trong khi lãi suất cho vay dự kiến dao động quanh mức 9-10%/năm. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc lớn vào các yếu tố như kiểm soát lạm phát, khả năng tăng trưởng GDP và mức độ ổn định của thị trường tài chính quốc tế.
Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục áp dụng các biện pháp như nới lỏng các điều kiện tín dụng cho một số lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghệ cao. Đồng thời, việc tăng cường các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một bước đi chiến lược.
Tuy nhiên, các chính sách cần sự linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc đáp ứng các biến động bất ngờ. Chẳng hạn, điều hành lãi suất có thể kết hợp với các gói hỗ trợ kinh tế mang tính ngắn hạn, tập trung vào những ngành nghề có tầm ảnh hưởng lớn như xuất khẩu, công nghệ cao và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, nếu môi trường kinh tế quốc tế cải thiện, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm kích thích tăng trưởng. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế cần sự thúc đẩy từ khu vực tư nhân để bù đắp cho sự suy giảm đầu tư công và xuất khẩu.
Mặt khác, các biện pháp hỗ trợ thanh khoản sẽ tiếp tục được triển khai để đảm bảo dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế. Đặc biệt, các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho những lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp chế biến và công nghệ cao sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc duy trì đà tăng trưởng.
Chính sách lãi suất năm 2025 cần linh hoạt và sáng tạo để đáp ứng những biến động bất ngờ. Điều hành lãi suất có thể kết hợp với các gói hỗ trợ kinh tế mang tính ngắn hạn, tập trung vào những ngành nghề có tầm ảnh hưởng lớn như xuất khẩu, công nghệ cao và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài, đồng thời gia tăng khả năng phục hồi cho nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, sự ổn định của lãi suất sẽ mang lại niềm tin để mở rộng sản xuất, đầu tư và cải thiện khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng trước những thay đổi đột ngột từ thị trường tài chính, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực để giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tiến Hoàng /Kinh tế và Đồ uống