Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu trước những tác động từ bên ngoài

10:08 | 22/04/2022
Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới, tạo thêm sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế vốn bị gián đoạn do dịch Covid-19.

Nhận diện cơ hội và rủi ro

Nhằm giúp doanh nghiệp (DN) nhìn nhận, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đối với kinh tế thị trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đưa ra những giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) vừa tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine”.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực Á-Âu, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine, dưới áp lực của cuộc khủng hoảng, cũng đã có những biến động đáng kể.

Chuyên gia, diễn giả thảo luận, giải đáp thắc mắc về hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine tại hội thảo

TS. Lê Hoàng Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiện cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc khủng hoảng giữa hai quốc gia này sẽ làm gia tăng thêm các rủi ro về chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất trên toàn cầu. Việc lạm phát tăng cao có thể dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế thấp hơn ở một số quốc gia, trong khi đó một số quốc gia khác được hưởng lợi.

Từ các tính toán, diễn giả cũng đưa đến các kịch bản nhất định về giá thành cũng như xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2024 nhằm giúp DN nhận diện được những cơ hội và rủi ro để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh, biến động hiện tại.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

Trong khi đó, ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cũng đã có những chia sẻ, phân tích sâu hơn về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine đang trong tình trạng căng thẳng.

Theo ông Phạm Bình An, Nga và Ukraine là những thị trường truyền thống và có tính thương mại cao đối với Việt Nam. Điều này thể hiện rõ qua các thống kê, cụ thể: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine năm 2021 vào khoảng 7,6 tỷ USD, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, trong đó kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020, đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại của Nga. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN, đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC.

Qua các số liệu này, ông Bình An đánh giá cao tiềm lực của thị trường Nga - Ukraine và cũng nhấn mạnh việc DN cần phải có các chiến lược phù hợp để giữ chân các đối tác này. Ngoài những phân tích thị trường, ông Bình An cũng đưa ra các đánh giá về cơ hội và thách thức mà DN đang và sẽ phải đối mặt như: DN đang gặp thách thức nguôn cung thiếu hụt, giá cả gia tăng, áp lực lạm phát, ảnh hưởng quá trình phục hồi nền kinh tế, rủi ro, khó khăn trong logistics và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng cơ hội thu hút đầu tư vào Việt Nam, tăng cường giao thương, mở rộng thị trường, tiếp cận và giành thị phần tại thị trường Nga, đặc biệt là cơ hội thâm nhập thị trường EU trong lĩnh vực nông thực phẩm và lương thực.

Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu

Từ góc độ thực tiễn trải nghiệm, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, mặc dù Nga và Ukraine không nằm trong top các thị trường xuất khẩu thủy sản nhưng đây vẫn là những thị trường quan trọng, có tiềm năng phục hồi tăng trưởng mạnh. Khi xung đột giữa hai quốc gia xảy ra, rất nhiều hoạt động đã bị đình trệ: thanh toán gián đoạn vận chuyển khó khăn, các hợp đồng cũ tồn đọng, hợp đồng mới không thể ký kết... Tất cả những vấn đề này khiến cho DN ngành thủy sản trở nên lo lắng và quan ngại rất nhiều.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của 200 đại biểu là các doanh nghiệp, cơ quan ban, ngành

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng ở hai thị trường này khiến các DN chịu không ít tổn thất. Để ứng phó với tình hình căng thẳng này, theo ông Trương Đình Hòe, DN cần có những giải pháp thích ứng cho những tác động trực tiếp và gián tiếp.

Về giải pháp cho những tác động trực tiếp: Các đơn hàng đã giao, DN tiến hành các biện pháp thanh toán nhanh thông qua các kênh từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tư nhân. Đối với các đơn hàng đang trên đường giao hoặc có kế hoạch giao: Kéo hàng về, hoãn hoặc hủy đơn hàng, còn các đơn hàng vẫn được giao theo yêu cầu khách hàng thì thống nhất lại khâu thanh toán, thay đổi cảng và khách hàng chịu chi phí phát sinh. Đồng thời, tăng cường việc cập nhật thông tin từ các đối tác Nga và Ukraine để kịp thời giải quyết các phát sinh.

Giải pháp cho những tác động gián tiếp: DN cần tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia châu Âu. Điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, quan tâm nhiều hơn đến khả năng gia công, chế biến xuất khẩu từ nguồn cá Pollock, cá Cod của Nga. Cùng với đó, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại để có thể mở rộng xuất khẩu sang các thị trường trước đây tiêu thụ gián tiếp nhiều thủy sản của Nga. Nghiên cứu khả năng vận dụng tốt lợi thế của Hiệp định trong Liên minh kinh tế Á- Âu và các Hiệp định khác để tăng xuất khẩu vào các thị trường lân cận.

Để có thể xây dựng một chiến lược dài hạn và hiệu quả, ông Phạm Bình An cũng khuyến nghị một số giải pháp cụ thể mà cơ quan nhà nước, DN nên lưu ý thực hiện để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả trước sự biến động và diễn biến ngày càng phức tạp của cuộc khủng hoảng như: ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai chương trình phục hồi, bổ sung, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cấp hệ thống logistics; kiểm soát rủi ro tỷ giá, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, theo dõi, phân tích dự báo tình hình.

Đối với DN đa dạng hóa thị trường và nguồn cung; đồng tiền thanh toán, ra soát lại các hợp đồng và hồ sơ pháp lý, chủ động đàm phán để hạn chế rủi ro trong ký kết và thực hiện hợp đồng… Nghiên cứu các dòng hàng được hưởng ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do..

Minh Khuê

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giớ..
14:36 | 26/04/2024
Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất ..
14:00 | 26/04/2024
Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nó..
00:36 | 25/04/2024
Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất..
00:17 | 25/04/2024
Thương mại điện tử (TMĐT) được ví như ''cứu tinh'' cho nông sản Việt Nam, mở ra cánh cửa đưa sản phẩm của bà con nông dân đến gần hơn với người tiêu d..
09:45 | 24/04/2024
Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới gặp khó khăn, gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Qu..
09:41 | 24/04/2024
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7..
08:58 | 24/04/2024
Doanh nghiệp Việt Nam muốn thuận lợi xuất khẩu sản phẩm hạt điều sang thị trường Bắc Âu, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật châu Âu về an to..
10:47 | 23/04/2024
3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
10:15 | 23/04/2024
Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ ..
09:43 | 23/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up