Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

02:06 | 25/09/2022
Trước đề xuất không giao EVN đàm phán giá mua điện của các dự án năng lượng tái tạo , Cục Điều tiết Điện lực đã trả lời trách nhiệm thuộc EVN.

Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương vừa có văn bản phản hồi đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khi tập đoàn này đề nghị không giao đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với các dự án điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) không kịp tiến độ hưởng giá FIT.

Theo văn bản 1171 gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực cho rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam với vai trò là đơn vị mua điện trong thị trường điện, phải có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận với đơn vị phát điện tham gia thị trường điện để thống nhất cả về giá và sản lượng hợp đồng, quy định tại hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại thông tư số 57 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Cục Điều tiết điện lực cho biết, về cơ sở pháp lý để đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tham gia thị trường điện là theo quy định tại khoản 2 điều 4, thông tư số 45, các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo (không phải thủy điện) có công suất đặt lớn hơn 30MW được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện.

Các điều kiện cơ bản để nhà máy điện được vận hành trong hệ thống điện quốc gia bao gồm: Có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện; có văn bản công nhận ngày vận hành thương mại của nhà máy điện; hoàn thành nghiệm thu và đưa vào vận hành các hệ thống phục vụ vận hành hệ thống điện (SCADA/EMS, hệ thống đo đếm điện năng, AGC...) và các quy định khác có liên quan.

Theo Cục Điều tiết điện lực, trường hợp đơn vị phát điện có nhu cầu tham gia thị trường điện, theo quy định của thông tư số 24, nhà máy điện phải đáp ứng thêm các yêu cầu là hoàn thành nghiệm thu đưa vào vận hành các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin thị trường điện; đồng thời hoàn thành ký hợp đồng mua bán điện để đáp ứng việc thanh toán theo các quy định về vận hành thị trường điện.

Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho ý kiến đến các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, trong đó có giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư.

Ngày 12/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản 5106/EVN-TTĐ trả lời và cho rằng, đề xuất trên không khả thi với điều kiện tại Việt Nam. Nguyên do là thời gian sẽ kéo dài và các dự án chuyển tiếp đã đầu tư ở nhiều giai đoạn khác nhau, đã thực hiện với khung giá điện không hồi tố lại được các năm trước khi đàm phán với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, việc xác định sản lượng điện bình quân năm của các nhà máy điện gió, điện mặt trời để xác định giá điện sẽ phức tạp hơn các dự án năng lượng truyền thống và chưa rõ cơ quan nào xác nhận, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu này.

Ngoài ra, việc đàm phán theo tổng mức đầu tư do chủ đầu tư khai báo và sản lượng điện bình quân như trình bày trên đây sẽ phát sinh các vấn đề khó giải trình và nằm ngoài kiểm soát của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đơn cử, có thể xuất hiện tình huống các dự án nằm cạnh nhau nhưng có giá khác nhau, hoặc dự án vào vận hành thương mại trước có giá rẻ hơn dự án đưa vào vận hành thương mại sau.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc không kiểm soát được thời gian đàm phán PPA sẽ dẫn đến không kiểm soát được tiến độ vận hành thương mại điện gió, điện mặt trời theo nhu cầu tại từng thời điểm trong tương lai và việc này sẽ ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện của hệ thống.

Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị, trước mắt cho phép các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện, được thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay và không vượt quá khung giá phát điện của loại hình nguồn điện tương ứng do Bộ Công thương phê duyệt (việc chào giá và công bố công suất từng chu kỳ giao dịch tuân thủ quy định vận hành thị trường điện).

Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương không giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện các dự án này.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đề xuất phương án dài hạn. Cụ thể, Tập đoàn EVN đề nghị áp dụng cơ chế đấu thầu theo 2 bước. Bước 1 là lựa chọn chủ đầu tư theo đúng Luật Đầu tư mới với quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn nhất định. Sau một thời gian quy định, nếu chủ đầu tư không triển khai dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền thu lại dự án để giao chủ đầu tư khác. Bước 2 là các chủ đầu tư được lựa chọn tham gia thị trường điện hoặc tham gia đấu thầu để ký PPA và phát triển dự án; đơn vị tổ chức đấu thầu là Bộ Công Thương.

Đối với đề xuất của Bộ Công Thương về việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và Nhà nước đối các dự án đã vận hành thương mại, Tập đoàn này cho rằng, do các PPA được ký hiện nay là các PPA mẫu do Bộ Công thương ban hành, căn cứ của PPA là Luật Thương mại, Luật Điện lực và Luật Dân sự. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị, việc hủy bỏ hoặc điều chỉnh nội dụng của PPA phải căn cứ vào các điều khoản của PPA đã ký và các luật trên.

PV

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
10:42 | 18/04/2024
Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng..
10:10 | 18/04/2024
Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải..
09:01 | 17/04/2024
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
08:51 | 17/04/2024
Ngành dệt may Việt Nam bước vào quý II-2024 với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, số lượng đơn hàng đã tăng trở lại.
09:13 | 16/04/2024
Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
08:41 | 16/04/2024
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 ra đời như một giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận việc đổi mới sáng tạo có hệ thống nhằm tích hợp đổi mới sáng tạo vào ..
09:38 | 15/04/2024
Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
09:12 | 15/04/2024
Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
00:29 | 14/04/2024
Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang ''bắt nhịp'' phát triển bền vững.
00:04 | 14/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up