Kiểm định an toàn sản phẩm công nghệ thông tin với phương pháp CSPN

08:25 | 05/07/2024
CSPN là điển hình về một phương pháp kiểm định an toàn thông tin (ATTT) linh hoạt, hiệu quả với chi phí thấp cho các sản phẩm có vòng đời ngắn.

Theo Bộ TT&TT, sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), blockchain, dữ liệu lớn (big data) đang đem đến những đổi thay lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng (consumer). Những ứng dụng phát triển từ các công nghệ này cũng chứa đựng nhiều mối đe dọa mới về an toàn thông tin (ATTT).

Tiêu chuẩn Common Criteria (ISO 15408) thường được nhắc đến như một phương pháp kiểm định ATTT uy tín nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này có nhược điểm là chi phí cao và thiếu độ mềm dẻo cần thiết để triển khai trong những sản phẩm công nghệ mới.

Một dự án triển khai theo Common Criteria thường kéo dài ít nhất 6 tháng, kết hợp cả phương pháp kiểm thử xâm nhập (pentest) trên sản phẩm mẫu và phân tích một lượng tài liệu lớn (conformity). Đối với các sản phẩm có vòng đời ngắn như IoT, đây là thách thức rất đáng kể vì phiên bản sản phẩm kiểm định xong rất có thể không còn được ứng dụng. Ngoài ra, Common Criteria còn có điểm yếu về quản lý sự thay đổi (change management). Một thay đổi nhỏ trên sản phẩm thường đòi hỏi lượng công việc đáng kể để giữ được giá trị của chứng chỉ.

Đáp ứng với sự bùng nổ của các ứng dụng IoT và điện toán đám mây, các nước châu Âu đang xây dựng nhiều phương pháp kiểm định ATTT linh hoạt với chi phí thấp hơn. Một trong các phương pháp thành công nhất là Certification de Sécurité de Premier Niveau (CSPN). Phương pháp này được triển khai tại Pháp từ năm 2008 và đang được các nước lân cận như Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha áp dụng.

Ảnh minh hoạ

Một dự án CSPN thường không kéo dài quá 8 tuần, tập trung vào quá trình pentest và giảm tối thiểu công đoạn phân tích tài liệu. Về chi phí, khối lượng công việc chuẩn của một dự án CSPN là 25 ngày (man-day), trên thực tế khối lượng này dao động giữa 15 và 50 ngày tùy theo độ phức tạp của sản phẩm. Quá trình quản lý các phiên bản mới của sản phẩm cũng linh hoạt hơn, phương pháp này sẽ tập trung vào bước pentest thay đổi đối với các chức năng an toàn của sản phẩm.

Đặc biệt, phương pháp CSPN cho phép kiểm định cùng lúc một nhóm sản phẩm có nhiều chức năng giống nhau, như các sản phẩm có cùng phần cứng nhưng phần mềm chứa những chức năng phục vụ thị trường khác nhau. Hoặc nhóm sản phẩm có phần cứng chỉ khác nhau ở những bộ phận không liên quan đến an toàn thông tin. Các sản phẩm trong cùng nhóm có thể được kiểm định và cấp chứng chỉ trong cùng lúc cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cũng như các phương pháp kiểm định độc lập khác, việc triển khai CSPN đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của ba đơn vị: cơ quan pháp triển sản phẩm (Vendor), cơ quan kiểm định (ITSEF) và cơ quan Nhà nước phụ trách trực tiếp cấp chứng chỉ (ANSSI).

Cơ quan phát triển sản phẩm: Cơ quan này chịu trách nhiệm lập hồ sơ đăng ký kiểm định và cung cấp các thông tin đầu vào cần thiết cho dự án, đồng thời sẽ chịu toàn bộ chi phí kiểm định và có quyền dừng dự án CSPN tại bất kỳ thời điểm nào.

Cơ quan kiểm định: Cơ quan kiểm định chịu trách nhiệm thực hiện các bước kiểm định theo phương pháp CSPN. Để thực hiện được kiểm định, cơ quan này phải có đủ các kỹ năng cần thiết để kiểm định sản phẩm, đặc biệt là các kỹ năng pentest. Yêu cầu này dẫn tới việc mỗi cơ quan kiểm định thường chỉ được công nhận trên một số lĩnh vực sản phẩm nhất định. Để được công nhận chính thức, cơ quan kiểm định phải vượt qua các kỳ kiểm tra (audit) do ANSSI tổ chức hai năm một lần.

Cơ quan cấp chứng chỉ: ANSSI – cơ quan đặc trách về an toàn thông tin của chính phủ Pháp chịu trách nhiệm xây dựng và cập nhật phương pháp CSPN cũng như cấp chứng chỉ cho các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn. ANSSI cũng đảm đương chức năng kiểm tra và công nhận những cơ quan có đủ khả năng kiểm định ATTT (ITSEF accreditation).

CSPN là một điển hình về một phương pháp kiểm định ATTT linh hoạt, hiệu quả với chi phí thấp cho các sản phẩm có vòng đời ngắn như IoT. Mỗi năm có hàng trăm dự án kiểm định và được cấp chứng chỉ. Điều này đóng góp quan trọng vào việc cải thiện độ tin cậy của người dùng tại châu Âu.

Đối với nước ta, CSPN hoàn toàn có thể là lựa chọn tối ưu cho một sơ đồ kiểm định ATTT hiệu quả. Phương pháp CSPN có thể được triển khai từng bước, ưu tiên các mảng sản phẩm thiết yếu như phần mềm VPN, ứng dụng ngân hàng điện tử, thiết bị nhà thông minh (như camera giám sát)….

Triển khai phương pháp CSPN sẽ đóng góp đáng kể vào việc nâng cao kỹ năng an toàn thông tin cho doanh nghiệp trong nước, từ cơ quan kiểm định đến các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước các sản phẩm có độ an toàn thấp.

Bảo Lâm /Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin từ Cục Thống kê Bắc Ninh, vốn đầu tư FDI thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao, trong đó hơn 80% số vốn FDI thuộc ngành công nghiệp chế biến chế..
09:43 | 08/07/2024
Xanh hóa ngành dệt may đang là cuộc đua của nhiều nhãn hàng may mặc trên thế giới với hàng loạt tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử với môi trường được đưa vào..
08:30 | 07/07/2024
Ứng dụng công nghệ phù hợp là một trong những thách thức của doanh nghiệp dệt may trong tiến trình sản xuất và tăng trưởng xanh.
08:13 | 07/07/2024
Với khoản đầu tư hơn 550 triệu USD dự kiến triển khai, Foxconn đã nâng tổng vốn đầu tư vào Quảng Ninh lên gần 1 tỷ USD.
09:26 | 06/07/2024
Các chuyên gia nhận định, nửa cuối năm 2024 ngành Công Thương sẽ phát triển trong bối cảnh thuận lợi và thách thức đan xen.
07:45 | 04/07/2024
Bên cạnh sản xuất, xuất khẩu truyền thống, ngành dệt may Việt Nam và Hàn Quốc còn nhiều dư địa trong hợp tác, nhất là tăng trưởng xanh và kinh tế tuần..
08:25 | 03/07/2024
Chỉ số PMI tăng mạnh 54,7 điểm trong tháng 6 cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang có sự hồi phục rất mạnh mẽ.
08:53 | 02/07/2024
Bằng việc tập trung thu hút các dự án có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, tỉnh Nam Định đang tiến hành mở rộng dư địa tăng trưởng công nghiệp.
08:45 | 01/07/2024
Tổng số dự án FDI mới tỉnh Bắc Ninh thu hút được trong nửa đầu năm 2024 là 244 dự án với tổng số vốn FDI là 2,577 tỷ USD.
09:37 | 30/06/2024
Trong tháng 6, lượng vốn FDI điều chỉnh tăng vượt trội với gần 1,9 tỷ USD, góp phần làm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, m..
10:03 | 29/06/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up