Hướng nào khả dĩ cho ví điện tử?

08:22 | 10/06/2024
Sự khốc liệt của thị trường ví điện tử đã được dự báo từ lâu, không chỉ cạnh tranh với nhau thị trường này còn phải cạnh tranh với một ‘‘cá mập’’ rất lớn là các ngân hàng.

Nghe tin Grab đóng cửa ví Moca, là một người làm ví điện tử gần như từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép thử nghiệm (2008) cho tới nay, tôi cũng muốn chia sẻ một vài suy nghĩ.

Có thể nói đây là một thị trường rất khốc liệt. Sự cạnh tranh của các ví điện tử không chỉ đến từ giữa các ví điện tử với nhau mà còn đến từ một đối thủ rất lớn là các ngân hàng. Điều này thể hiện qua 5 yếu tố.

Đầu tiên là, khoảng cách của xử lý thanh toán ví so với ngân hàng thu hẹp nhanh chóng do ngân hàng đi từ lõi thanh toán lên và xây dựng các ứng dụng (app) nhanh, tốc độ phát triển user cũng rất cao.

Thứ hai, VietQR ra đời và phổ biến quá nhanh dẫn tới QR ví giảm tác dụng. Ví phải tự chuyển sang VietQR (như Momo và ZaloPay đã làm).

Thứ ba, hệ sinh thái giải pháp hỗ trợ xử lý thanh toán mà không cần giấy phép ví điện tử, gắn trực tiếp vào ngân hàng đang phát triển mạnh: ATOM, Casso, SePay, HeNo, GenZi,..

Thứ tư, quy định hiện nay thêm việc siết các bảo mật thì trải nghiệm trên ví lại càng phụ thuộc vào ngân hàng.

cuối cùng, lợi nhuận ngân hàng quá mạnh và quá nhiều so với ví lên tới hàng ngàn tỷ đồng/năm nên mức độ đầu tư từ ngân hàng cũng nhiều hơn đáng kể. 

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ví cũng phải tự tìm các hướng đi cho riêng mình. Mỗi bên một kiểu khác nhau, có thể kể đến như sau:

Payoo: payment AllinOne: giải pháp tất cả trong một của Payoo vẫn đang là khác biệt, tích hợp hệ sinh thái merchant, Stores, cùng hệ thống Paybill, payCode đang ngày càng bão hòa... nên chắc sẽ cần thêm những services khác để tích hợp. Payoo làm theo kiểu ít mà chất, bền vững. Bù lại thì phát triển ở mức vừa phải.

Momo: Số 1 về cơ sở người dùng, phát triển hướng superApp với rất nhiều dịch vụ, đủ ý tưởng và có những dịch vụ "đỉnh" thị trường như vé xem phim (dịch vụ mình dùng thường xuyên nhất),… Ở đây họ cần duy trì sáng tạo và thêm những dịch vụ khác biệt, tuy nhiên sẽ bị ngân hàng gặm nhấm từ từ.

ZaloPay: Đứng thứ hai về thị phần sau Momo, có các hệ sinh thái xung quanh từ Zalo, chú trọng trải nghiệm, dịch vụ tương tự Momo. Họ cần có một vài key khác biệt/độc quyền.

SmartPay: đi theo hướng SmartPOS (một dạng như Payoo) tích hợp làm white label cho ngân hàng. Điều này mới khởi động với vài ngân hàng nhưng có tiềm năng tốt.

VNPAY: Cộng sinh với các app Banks do VNPAY thực hiện.

ShopeePay: như là một tính năng cho Shopee (tương tự Moca cho Grab)

Các ví khác: hầu như ít hoặc không hoạt động, doanh số không đáng kể

Trước thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng liên tục đầu tư nghiên cứu và nâng cấp tính năng cho app của mình, các ví điện tử khó có cơ hội "lật ngược thế cờ" để đánh bật đối thủ khổng lồ này mà chỉ có thể tìm hướng đi khả dĩ hơn.

Theo tôi có 4 hướng đi cho các ví để tập trung vào dựa trên nhu cầu của thị trường và xu hướng phát triển trong tương lai.

Thứ nhất, tự động hóa cao hơn các nhu cầu tài chính: Vay nhanh, thấu chi, ứng tiền merchant, ứng lương ngày, .. đây là nhu cầu hiện hữu mà ít ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đáp ứng được.

Thứ hai, tích hợp hệ sinh thái lên BanksApp như: Taxi/VNShop của VNPAY, Loyalty của UrBox hoặc Accesstrade, hướng đi này tận dụng hơn 180 triệu user online cực kỳ đông đảo của các Banks để phát triển dịch vụ.

Thứ ba, phát triển phần cứng và API với Open API của Banks: SmartPOS, mPOS,... ngân hàng đang tối ưu chi phí, giảm vận hành phần cứng nên những năng lực mới này các bên thứ ba có thể hỗ trợ ngân hàng.

Thứ tư, xử lý các hạ tầng thanh toán kiểu như VETC, EPASS cho các nhu cầu mới phát sinh: Metro,...những hạ tầng mới đòi hỏi có đơn vị tập trung chuyên biệt xử lý và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Đơn cử như toàn bộ ô tô phải dán VETC/EPASS để chạy trên đường tạo ra một lợi thế mà khó có bên nào cạnh tranh, thay thế được.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những hướng này thực ra các công ty công nghệ trung gian khác cũng làm được mà không cần được cấp giấy phép ví điện tử khiến sự cạnh tranh càng ngày càng mở rộng.

Ông Lù Duy Nguyên, Chuyên gia trong lĩnh vực ví điện tử /thanh toán

Ông Nguyên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ví điện tử/thanh toán như: Payoo, SmartPay, SenPay, TIKI (Payment products) BNPL với HC và LF và hiện tại công tác tại Trung tâm Digital Bank của một ngân hàng thương mại.

Doanh Nhân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Ông Elon Musk sẽ thảo luận với ban quản trị của Tesla về việc đầu tư 5 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI, làm dấy lên lo ngại về xun..
09:46 | 27/07/2024
Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC Đặng Thành Tâm cho biết đang ở NewYork (Mỹ) và các doanh nghiệp nước ngoài đều coi Việt Nam là ''thiên đường đầu tư''.
09:21 | 26/07/2024
Vừa qua, Ban tổ chức đã có buổi trò chuyện, chia sẻ cùng thí sinh Nguyễn Thị Ngọc - thí sinh chính thức cuộc thi ''Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam - Miss Cos..
07:37 | 26/07/2024
Trong khuôn khổ Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough 2024 Vietjet và Lufthansa Technik tiếp tục ký kết thỏa thuận độc quyền về dịch vụ kỹ thuật to..
10:13 | 25/07/2024
Việc ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với chiến lược phát triển đội..
09:20 | 25/07/2024
Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua, một số chủ đầu tư vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình vi phạm như không công khai đầy đủ thông tin khi giao dịch bất độ..
07:36 | 24/07/2024
Ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) giữ chức vụ Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai thay bà Nguyễn Thị Như Loan..
17:11 | 23/07/2024
Ngày 20/7, Nam A Bank và Trường Đại học Quang Trung (tỉnh Bình Định) đã ký kết hợp tác toàn diện nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao..
08:10 | 22/07/2024
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng ''Ngân hàng ứng dụng AP..
01:03 | 21/07/2024
Ông Ngô Phương Chí được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Quốc Gia (NSI) kể từ ngày 16/07/2024.
08:43 | 20/07/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up