Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

09:52 | 15/01/2025
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản vào tuần tới có thể đang yêu cầu một hướng đi khác. Cụ thể, đừng phá vỡ bất cứ điều gì.

Với tốc độ tăng trưởng vượt mức xu hướng, thị trường lao động gần đạt mức toàn dụng và vẫn đang tạo thêm việc làm, cùng với lạm phát đang tăng âm ỉ, Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể triển khai những cải cách mà ông đã hứa đối với một nền kinh tế không cần đến kiểu kích thích như đợt cắt giảm thuế năm 2017 của ông. Đợt bán tháo cổ phiếu sau báo cáo việc làm tháng 12 được công bố trong tuần trước cho thấy, nền kinh tế cũng có thể dễ bị điều chỉnh do giá tài sản cao và thị trường trái phiếu đẩy lợi suất lên cao hơn.

Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất tốt - Ảnh minh họa

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt, theo ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics.

Ông Donald Trump sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tuần tới trong bối cảnh kinh tế rất khác so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên vào năm 2017.

Tình hình hiện nay đã khác, theo ông Karen Dynan, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard và từng là quan chức dưới chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama. Lạm phát, vốn chưa được kiểm soát hoàn toàn từ đợt tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch, đã cho thấy ít cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái trong những tháng gần đây. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng sẽ đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn hơn và chi phí vay của chính phủ cao hơn so với trước đây, cùng lực lượng lao động tăng trưởng nhanh hơn dự kiến do nhập cư – điều mà ông Donald Trump muốn hạn chế.

Về hiệu suất kinh tế gần đây của Mỹ, vượt xa các quốc gia phát triển khác và gây bất ngờ cho nhiều nhà kinh tế, giáo sư Karen Dynan cho rằng: “Nếu bạn tin rằng tăng trưởng kinh tế vượt mức xu hướng là nhờ nhập cư, thì sẽ khó có thể đạt được các con số lớn như đã thấy vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Joe Biden”.

Bối cảnh mới

Khi ông Donald Trump lần đầu bước vào Nhà Trắng năm 2017, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định kể từ khi kết thúc cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, nhưng tốc độ thường chậm chạp và việc làm chưa hoàn toàn phục hồi. Khi đó, có không gian để luật “Cắt giảm thuế và việc làm” mang lại cú hích, và mặc dù các thuế quan sau đó đã gây tổn hại cho kinh tế toàn cầu, Mỹ vẫn chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kể.

Giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ chỉ chấm dứt khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào tháng 3/2020.

Lúc đó, lạm phát không phải là một mối lo ngại, được duy trì dưới mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Người mua nhà có thể tìm được các khoản vay thế chấp cố định 30 năm với lãi suất khoảng 4%, và chính phủ tài trợ cho các hoạt động của mình bằng trái phiếu kho bạc dài hạn với lãi suất khoảng 3%.

Hiện nay, lạm phát cao hơn mục tiêu của FED, lãi suất các khoản vay thế chấp gần 7%, và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đạt khoảng 5% và tiếp tục tăng. Điều này có thể phản ánh sự hoài nghi của thị trường về việc liệu lạm phát có được kiểm soát hay không và về kỷ luật tài chính của Mỹ trong tương lai.

“Vẫn còn lo ngại rằng lạm phát có thể chưa được kiểm soát... Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó, vì vậy xin đừng lo lắng”, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller nói tuần trước khi đề cập đến lợi suất trái phiếu dài hạn đang tăng. Nhưng “một vấn đề khác đang nhận được ngày càng nhiều sự chú ý chính là lo ngại về thâm hụt ngân sách... Nếu điều này không thay đổi trong tương lai, tại một thời điểm nào đó, thị trường sẽ yêu cầu một khoản để bù vào”.

Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thành lập một Bộ Hiệu quả Chính phủ không chính thức để tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm, vẫn chưa có kế hoạch nào để giải quyết các nguyên nhân chính gây ra thâm hụt: Chi phí chăm sóc sức khỏe và phúc lợi hưu trí cho người cao tuổi, vốn được cả hai đảng chính trị coi là bất khả xâm phạm.

“Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất, rất tốt”

Nếu chi phí vay của Chính phủ và sự cảnh giác của thị trường trái phiếu là một trong những khó khăn tiềm tàng đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump, thì tình trạng của nền kinh tế có thể sẽ tạo ra thử thách khác.

Các dữ liệu quan trọng mà nhân viên và quan chức của FED theo dõi, bao gồm số liệu về việc làm, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng tổng thể, có thể không còn nhiều không gian để cải thiện mà không đi kèm rủi ro.

Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2024 là 4,1%, gần hoặc thấp hơn nhiều ước tính về mức độ được coi là bền vững mà không gây ra lạm phát, và nền kinh tế đã tạo thêm 256.000 việc làm – một con số ấn tượng. Với mức lương đang tăng, chi tiêu tiêu dùng vẫn duy trì tốt. Lạm phát đang giảm dần nhưng vẫn cao hơn mục tiêu hơn nửa điểm phần trăm, với lo ngại rằng nó có thể bùng phát trở lại bởi bất kỳ động thái mạnh mẽ nào nhằm thúc đẩy sản lượng sản xuất, vốn có thể đã vượt quá tiềm năng, hoặc bởi các chi phí tăng thêm từ những thứ như thuế quan.

“Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất, rất tốt”, Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu với báo giới ngày 18/12/2024, tại cuộc họp chính sách cuối cùng của ngân hàng trung ương trong năm 2024. “Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ”, với chính sách tiền tệ vẫn cần đủ chặt chẽ để đưa lạm phát trở lại mức 2% trong khi duy trì sự ổn định của thị trường lao động.

Giữa các kế hoạch của Tổng thồng đắc cử Donald Trump và sức mạnh của nền kinh tế, ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc liệu FED có thể giảm lãi suất thêm nữa không.

Sự không chắc chắn về tương lai bắt nguồn từ khoảng cách giữa những phát biểu mở rộng của Tổng thống đắc cử Donald Trump về những gì ông cho rằng nền kinh tế cần và hiệu suất kinh tế thực tế, đặc biệt là trong năm qua.

Các nhân viên của FED trong một cuộc họp tháng trước cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn sẽ có thể là kết quả ngay lập tức của các chính sách thương mại và các chính sách dự kiến khác. Các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh sự không chắc chắn mà họ đang nghĩ tới.

Bản thân các doanh nghiệp vẫn lạc quan về những điều kiện sắp tới, bất chấp những gián đoạn có thể xảy ra từ thuế quan và trục xuất, Chủ tịch FED Richmond Tom Barkin tuần trước nói: “Tôi mong đợi nhiều khả năng tích cực hơn tiêu cực về tăng trưởng”, mặc dù ông cũng thừa nhận các rủi ro về lạm phát.

Và, ông cũng nói về các sáng kiến chính sách có khả năng được áp dụng của chính quyền sắp tới rằng một số chính sách sẽ cần được điều chỉnh lại nếu chúng gây tổn hại cho nền kinh tế.


Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thành lập một Bộ Hiệu quả Chính phủ không chính thức để tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm, vẫn chưa có kế hoạch nào để giải quyết các nguyên nhân chính gây ra thâm hụt: chi phí chăm sóc sức khỏe và phúc lợi hưu trí cho người cao tuổi, vốn được cả hai đảng chính trị coi là bất khả xâm phạm.


Minh Hiền (Reuters) /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Giới chức Hàn Quốc đã bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol vào sáng thứ Tư với cáo buộc nổi loạn, khép lại nhiều tuần căng thẳng chính trị. Ôn..
11:03 | 15/01/2025
Hàng chục sỹ quan cảnh sát đã vào được bên trong khu dinh thự ở trung tâm thủ đô Seoul và vượt qua hàng rào để thực hiện lệnh tạm giữ với ông Yoon Suk..
09:03 | 15/01/2025
Gần đến thời điểm nhậm chức Tổng thống Mỹ, sự kiện muốn sở hữu đảo Greenland của ông Trump càng nóng bỏng. Một số nghị sĩ Cộng hòa đang cố tạo điều ki..
07:51 | 15/01/2025
Liệu sự ''đổi chiều'' có dẫn đến trật tự thế giới mới, nơi Mỹ và Nga sẽ hợp tác định hình tương lai, hay tiếp tục đối đầu dai dẳng?
07:47 | 15/01/2025
Israel và Phong trào Hamas ở Dải Gaza đã nhất trí trên nguyên tắc về một dự thảo thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian để tạm dừn..
07:42 | 15/01/2025
Sáng 14/1, chuyên cơ chở Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin và đoàn đại biểu cấp cao Liên Bang Nga đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt ..
07:38 | 15/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn mua đảo Greenland và cho rằng hòn đảo này nên trở thành một phần của Hoa Kỳ. Còn Đan Mạch kịch liệt ph..
07:32 | 15/01/2025
Những tuyên bố đầy táo bạo của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mua lại Greenland đã làm dấy lên cuộc tranh luận về tương lai của hòn đảo này..
07:26 | 15/01/2025
Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Ukraine đang chuẩn bị cho một số lựa chọn khó khăn trong những tháng tới. Q..
10:50 | 14/01/2025
Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan h..
08:58 | 14/01/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up