Nga vẫn chưa bên bờ vực khủng hoảng ngân hàng

09:18 | 20/01/2025
Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?

Tuần qua, nhiều dự đoán u ám về khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính sắp bao trùm nước Nga lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Các đồng tiền Nga. Ảnh: The Bell

Theo đó, lý thuyết này cho rằng Nga đang chi tiêu cho chiến tranh gần gấp đôi con số chính thức, đẩy hệ thống ngân hàng tiến gần đến bờ vực sụp đổ, buộc chính quyền có thể phải phong tỏa tiền gửi của người dân.

Thực trạng đang diễn ra

Những tuyên bố về nguy cơ khủng hoảng đầu tiên xuất hiện trong một bài viết trên Substack hôm thứ Bảy của Craig Kennedy, chuyên gia về Nga thuộc Trung tâm Davis của Đại học Harvard và từng làm việc tại Morgan Stanley. Phân tích này sau đó được biên tập viên kinh tế của Financial Times, Martin Sundby, sử dụng trong một bài xã luận đăng vào ngày hôm sau.

Kennedy mô tả một “kế hoạch huy động vốn ngoài ngân sách kín đáo” để tài trợ cho chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Ukraine. Ông cho rằng việc vay mượn doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ ở Nga từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022 - tăng hơn 60% trong hai năm, 19,4% GDP liên quan đến chi tiêu quân sự. Theo ông, khoảng 60% các khoản vay này (tương đương 249 tỷ USD) được dành cho các doanh nghiệp liên quan đến quốc phòng.

Kennedy nhận định, do các doanh nghiệp quốc phòng có khả năng không trả được nợ, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng. Một số nhà bình luận còn đi xa hơn, cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, chính quyền có thể chọn cách cứu ngành quốc phòng và các ngân hàng bằng cách phong tỏa tiền gửi cá nhân.

Tin đồn về việc phong tỏa tài khoản

Trên các mạng xã hội tiếng Nga, những tin đồn về việc phong tỏa tài khoản ngân hàng đã xuất hiện từ mùa thu. Đầu tháng 11, nhà kinh tế học Alexei Zubets từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn radio rằng các ngân hàng có thể đóng băng tài khoản cá nhân nhằm kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, các quan chức, bao gồm lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga, đều bác bỏ điều này.

Dù vậy, những lời trấn an này không làm dịu bớt lo lắng của người dân Nga, những người đã nhiều lần chứng kiến các cuộc khủng hoảng tài chính và tịch thu tài sản – từ cải cách tiền tệ năm 1991, đóng băng tài khoản năm 1998, đến việc chuyển đổi cưỡng bức một số khoản tiền gửi ngoại tệ vào năm 2022.

Những tin đồn này cũng trở thành chủ đề trong các cuộc tranh luận tại Duma Quốc gia. Tuần qua, nghị sĩ Alexei Nechayev đã yêu cầu ban hành luật để đảm bảo rằng “mọi quyết định của Ngân hàng Trung ương liên quan đến tiền tiết kiệm của người dân phải được Duma phê duyệt”. Tuy nhiên, khả năng thông qua luật này rất thấp bởi nếu chính quyền thực sự muốn hành động, họ cần tiến hành một cách nhanh chóng.

Liệu phong tỏa tài khoản có khả thi?

Hiện tại, việc đóng băng tài khoản không mang lại ý nghĩa thực tiễn. Tăng trưởng kinh tế Nga hiện nay chủ yếu dựa vào tín dụng, và nếu tài khoản bị phong tỏa, các ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho vay doanh nghiệp.

Lý luận rằng đóng băng tài khoản giúp kiểm soát lạm phát cũng thiếu thuyết phục. Với lãi suất cao, việc rút tiền hàng loạt để chi tiêu không phải là lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tín dụng, giải pháp khả thi hơn là chính quyền đảm bảo toàn bộ tiền gửi để duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng.

Nga có đối mặt với vấn đề tín dụng?

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tổng số tiền vay doanh nghiệp từ năm 2022 chỉ tăng khoảng 300 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số 415 tỷ USD mà một số ý kiến lo ngại. Đặc biệt, phần lớn khoản vay này là thay thế nợ ngoại tệ bằng nợ nội tệ để giảm rủi ro tỷ giá.

Các khoản vay được nhà nước hỗ trợ, như vay thế chấp, cũng không thể coi là nợ xấu vì có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các lĩnh vực vay nhiều nhất hiện nay là thương mại, giao thông vận tải, xây dựng và bất động sản, chứ không chỉ giới hạn ở ngành quốc phòng.

Nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế Nga chưa sụp đổ ngay trong thời gian tới. Tuy nhiên, những rủi ro lớn hơn nằm ở sự thiếu minh bạch, ít sự tư vấn độc lập, và việc che giấu dữ liệu kinh tế, làm suy giảm lòng tin. Đây có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong tương lai.

Dũng Phan (The Bell) /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

VN-Index có thể đóng cửa năm Giáp Thìn tại vùng 1.260-1.270 điểm. Nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên để giải ngân một phần dan..
09:55 | 20/01/2025
Sau một tuần giá vàng biến động mạnh, chốt phiên ngày hôm qua 19/1 nhà đầu tư trong nước đã lỗ nặng tới 2 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ ra sao khi ông..
09:40 | 20/01/2025
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm.
10:02 | 19/01/2025
Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức ra mắt đồng tiền điện tử $TRUMP, đánh dấu bước đi chiến lược đưa tiền ảo vào tâm điểm chính sách quốc gia.
09:23 | 19/01/2025
Dù đang phải đối mặt với khó khăn, giới chuyên gia vẫn lạc quan rằng, giá vàng có khả năng cán mốc 2.800 USD/ounce trong ngắn hạn.
08:57 | 19/01/2025
Năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức khi yếu tố vĩ mô và động lực nội tại được kỳ vọng tạo nên giai đoạn phát tri..
09:47 | 18/01/2025
Chốt phiên ngày 17/1, giá vàng ghi nhận thêm 1 ngày tăng với giá vàng miếng đã lên mức 87,3 triệu đồng/lượng bán ra. Trên thị trường thế giới, vàng đã..
09:03 | 18/01/2025
Chỉ 4,8% hộ gia đình Mỹ dùng tiền điện tử, chủ yếu để đầu tư, không phải mua sắm, khiến giấc mơ thay thế tiền tệ truyền thống của Bitcoin ngày càng xa..
08:46 | 17/01/2025
Theo cập nhật giá vàng hôm nay, thị trường vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh giá vàng nhẫn và giá vàng miếng. Vàng thế giới bật tăng mạnh đạt mức cao..
08:08 | 17/01/2025
Theo các nhà phân tích của Chứng khoán SHS, năm 2025 giá cổ phiếu cơ bản tốt đang ở nền giá cao trong khi các nhóm cổ phiếu khác lại kinh doanh suy yế..
09:01 | 16/01/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up