Nợ công bền vững - Dư địa cho các chính sách tài khoá mở rộng

00:30 | 12/02/2024
Nợ công của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng.

Điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, các chỉ tiêu an toàn nợ công của Việt Nam tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố dư địa chính sách tài khóa.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần​, từ 61,4% GDP (năm 2017) xuống còn 58,3% GDP (năm 2018), 55,9% GDP năm 2020 và đến năm 2021 là 43,1%. Năm 2022, mức nợ công được dự tính tương đương với năm 2021, khoảng 43-44% GDP. Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP, trong khi mức tín nhiệm của Việt Nam còn thấp hơn 1 bậc so với mức tín nhiệm BBB.

Cơ cấu nợ tích cực, dư nợ trong nước tăng lên, chiếm khoảng 71% dư nợ Chính phủ góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Nợ trong nước chủ yếu là trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn phát hành dài, giảm thiểu rủi ro vay đảo nợ. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 12,4 -12,5 năm, đảm bảo mục tiêu từ 9 - 11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội số 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ được điều hành thận trọng, đảm bảo phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 3,3%/năm, giảm 0,18 điểm phần trăm so với mức năm 2022 trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng.

Bộ Tài chính cũng cho biết, nợ nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi; góp phần tăng tính bền vững nợ trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu.

Nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần​

Việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nâng hạng Việt Nam từ mức BB lên mức BB+ vào tháng 12/2023 sau khi tổ chức Moody’s và S&P nâng hạng Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 và BB lên BB+ trong năm 2022 đều có dấu ấn từ kết quả củng cố tài khoá và kiểm soát nợ công.

“Có thể nói, kết quả quản lý nợ công trong những năm qua là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khoá nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung; được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để chúng ta thực hiện các chính sách tài khoá mở rộng, hợp lý khi cần thiết, đặc biệt là trong đợt bùng phát nghiêm trọng dịch Covid-19 vừa qua. Với mức nợ thấp so với trần như hiện nay và cơ cấu nợ thuận lợi sau một thời gian Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ cơ cấu lại nợ công, Việt Nam có nhiều dư địa vay nợ công để triển khai vay vốn cho những dự án lớn là động lực của nền kinh tế, tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh nhất và bền vững nhất”, đại diện Bộ Tài chính khẳng định.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Để có được kết quả như trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính đã bám sát chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vấn đề nợ công như các Nghị quyết Đại hội Đảng XII, XIII, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương II, đặc biệt là Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch vay và trả nợ công 5 năm, quyết định các chỉ tiêu giới hạn an toàn nợ và các giải pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu này.

Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công. Trong đó, Luật Quản lý nợ công năm 2017 đã hoàn thiện thêm một bước cơ bản khuôn khổ thể chế và chính sách quản lý nợ công như thống nhất đầu mối giúp Chính phủ quản lý nợ công, bổ sung các công cụ quản lý nợ công chủ động như hạn mức cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ hàng năm, Chương trình quản lý nợ 3 năm và Kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, bổ sung quy định ngưỡng cảnh báo nợ công theo thông lệ quốc tế bên cạnh khái niệm trần nợ công.

Để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc vay, trả nợ công, Bộ Tài chính đã phối hợp tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan như Luật đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư…, sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công như Nghị định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn vay công và cơ cấu lại nợ công, Bộ Tài chính đã linh hoạt, chủ động triển khai việc huy động vốn theo yêu cầu tiến độ giải ngân đầu tư công, theo hướng tăng các nguồn vay trong nước với lãi suất thấp, ưu đãi, thời gian vay dài, sử dụng vượt thu ngân sách để trả nợ gốc, giảm áp lực nợ công. Việc vay mới chỉ triển khai sau khi đánh giá kỹ tác động đến an toàn nợ công, chỉ sử dụng cho các công trình có hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội cao, chỉ vay trong khả năng trả nợ.

Để quản lý nợ công theo hướng bền vững, Bộ Tài chính cũng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nợ công, công khai thông tin nợ công.

Việc nâng bậc tín nhiệm sẽ tác động tích cực trở lại toàn bộ nền kinh tế

Cùng với đó, Bộ Tài chính còn tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá nhà đầu tư, triển khai có hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, góp phần giảm chi phí huy động vốn vay của Chính phủ theo lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm liên tục nâng triển vọng tín nhiệm, nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam. Đến nay Việt Nam còn cách 2 bậc đối với thang điểm của tổ chức Moody’s; cách 1 bậc đối với thang điểm của tổ chức S&P và Fitch để đạt mức Đầu tư.

Theo Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ, rủi ro địa chính trị, cầu yếu và tăng trưởng chậm, năm 2023, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã có 34 lượt hạ bậc tín nhiệm, 38 lượt hạ triển vọng trên thế giới. Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia được nâng xếp hạng tín nhiệm. Việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tiếp tục khẳng định xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam với những dự báo tích cực là điểm sáng, khẳng định sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm vào triển vọng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến với Việt Nam.

“Việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam trong công tác xếp hạng tín nhiệm cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kinh tế vĩ mô, tài khóa, nợ công và ngân hàng - tiền tệ. Việc nâng bậc tín nhiệm sẽ tác động tích cực trở lại toàn bộ nền kinh tế và góp phần tạo thuận lợi cho Việt Nam trong công tác huy động vốn trên thị trường với mức chi phí - rủi ro phù hợp”, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại khẳng định.

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nợ công và cũng đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công bao gồm: tăng cường khung pháp lý, quản lý thể chế…

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, với những giải pháp mà Chính phủ đang áp dụng sẽ đảm bảo tình hình tài chính của đất nước ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo nợ công được quản lý hiệu quả và bền vững trong tương lai, Việt Nam cần phải tiếp tục tăng cường quản lý nợ công và cải cách thể chế tài chính.


Tại Việt Nam, phạm vi của nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính quyền địa phương. Nợ công không bao gồm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước, “nợ đọng xây dựng cơ bản” trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước, các khoản nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ.


Ngân Thương /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá USD/ VND có tín hiệu hạ nhiệt trong tháng 7 khi chỉ số DXY đi xuống. Tuy nhiên, nhóm phân tích VDSC quan ngại về việc áp lực tỷ giá có thể tăng..
09:43 | 27/07/2024
Từ tháng 7 năm nay, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay củ..
09:01 | 26/07/2024
9% là con số tăng trưởng tín dụng mà ngành ngân hàng phải thực hiện trong 6 tháng cuối năm để đạt được mục tiêu tăng 15% của năm nay.
10:04 | 25/07/2024
Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ ''Bỗng dưng nợ thuế'' ở đây là đã và đang có nhiều người bất ngờ khi nhận được thông báo truy thu thuế thu nhập cá nhân..
09:44 | 24/07/2024
Theo các chuyên gia, đồng Việt Nam sẽ mất giá nhẹ và dự kiến sẽ phục hồi sau khi Fed xoay trục chính sách tiền tệ và các yếu tố về chi tiêu đầu tư côn..
07:43 | 24/07/2024
Dù room vốn ngoại hiện nay tối đa là 30%, song Ngân hàng Nhà nước ưu tiên nâng sở hữu của nhà đầu tư để tham gia vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức ..
17:01 | 23/07/2024
Kho bạc Nhà nước ghi nhận lượng thu ngân sách đạt hơn 1 triệu tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.
08:19 | 22/07/2024
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa 4 Thông tư liên quan tới thị trường chứng khoán. Trong dự thảo này, nhà đầu tư ..
00:36 | 21/07/2024
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua những tháng đầu năm với xu hướng đi lên, nhờ sự hỗ trợ tích cực của việc điều hành vĩ mô, sự phục hồi c..
08:47 | 20/07/2024
Lượng kiều hối đổ về TP.HCM tăng 19,5% trong nửa đầu năm 2024, đạt gần 5,2 tỷ USD.
07:12 | 19/07/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up