Vì sao kinh tế Nga đứng vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây?

09:37 | 22/02/2024
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga đang trong tình trạng tốt, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trước các lệnh trừng phạt của phương Tây trong 2 năm qua, nền kinh tế Nga đã vượt xa kỳ vọng, đạt được mức tăng trưởng phục hồi và thể hiện sự bền bỉ mạnh mẽ. Dự kiến trong thời gian tới, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ còn kéo dài, nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ mà còn ổn định, nhưng khó đạt được sự phát triển.

Các chỉ số kinh tế vượt mong đợi

Khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, phương Tây dồn dập áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Theo đó, có khoảng 17.500 lệnh trừng phạt được đưa ra sau chiến sự ở Ukraine, cộng thêm các lệnh trừng phạt được thực hiện trong năm 2014, tổng số lệnh trừng phạt đối với Nga là gần 20.000.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong gần 2 năm diễn ra xung đột, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, chỉ suy giảm 2,1% vào năm 2022. Năm 2023, kinh tế Nga khiến thế giới phải chú ý khi tăng trưởng 3,6%, thương mại vẫn thặng dư, thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể kiểm soát.

Các khoản trợ cấp, chi tiêu và chính sách của Chính phủ cũng đang hỗ trợ nền kinh tế Nga

Theo giới phân tích, nền kinh tế Nga có thể mạnh mẽ như vậy nhờ vào lãnh thổ rộng lớn, nguồn năng lượng dồi dào và nền nông nghiệp ổn định. Tuy nhiên, cần phải nói rằng năng lực chống khủng hoảng hiệu quả của Chính phủ Nga cũng là một nguyên nhân quan trọng.

Thứ nhất, Nga đã né tránh hiệu quả các lệnh trừng phạt và nhanh chóng thích ứng với “hiện thực mới”. Trước các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, Chính phủ Nga không hề hoảng sợ mà thực hiện nhiều biện pháp đối phó hiệu quả.

Để đối phó với những hạn chế của phương Tây về việc xuất khẩu năng lượng, Nga đã tích cực mở rộng sang các thị trường mới. Thu nhập từ xuất khẩu năng lượng là “huyết mạch” của nền kinh tế Nga. Để tiếp tục xuất khẩu dầu ra thế giới, phá vỡ sự thâu tóm của phương Tây về vận tải biển, bảo hiểm..., Nga đã nhanh chóng thành lập “hạm đội bóng tối” gồm hơn 600 tàu chở dầu. Chỉ trong vòng 2 năm, Nga đã chuyển hướng thị trường xuất khẩu dầu mỏ từ Tây sang Đông.

Ngoài ra, để đối phó với các biện pháp kiểm soát của phương Tây đối với xuất khẩu, Nga dựa vào nhập khẩu song song và thay thế nhập khẩu để giải quyết vấn đề. Nga mua được các sản phẩm nước ngoài cần thiết thông qua nhập khẩu song song từ các nước hoặc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Nam Kavkaz và Trung Á.

Nga cũng mở rộng toàn diện hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc-Nga. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng gần 50%, trong số đó tỷ lệ các sản phẩm cơ khí, ô tô, điện tử chiếm gần 60%, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường Nga.

Đồng thời, Nga đã nỗ lực thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất trong nước để bù đắp khoảng trống của các sản phẩm phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, hàng không và dược phẩm.

Để đối phó với những hạn chế của phương Tây đối với lĩnh vực tài chính, Nga tích cực thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, phần lớn giao dịch ngoại thương của Nga được thanh toán bằng USD và Euro, nhưng đến cuối năm 2023, 65% các giao dịch ngoại thương của Nga được thanh toán bằng nội tệ, tỷ lệ USD và Euro giảm xuống còn 24%.

Thứ hai, mở rộng đầu tư và kích thích nền kinh tế. Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga, hàng nghìn công ty có vốn nước ngoài đã phải rút lui, tuy nhiên việc này cũng nhường chỗ cho sự phát triển của các công ty trong nước của Nga.

Do đó, việc điều chỉnh thị trường xuất khẩu của Nga cũng sẽ đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, cần nguồn đầu tư rất lớn. Đầu tư của Nga tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023, mức cao nhất trong thập kỷ qua, chủ yếu dựa vào đầu tư của chính phủ và doanh nghiệp. Chi tiêu ngân sách của Nga năm 2023 là gần 32.000 tỷ Ruble, cao hơn 3.000 tỷ Ruble so với năm trước. Đầu tư chủ yếu chảy vào các ngành thay thế nhập khẩu, công nghiệp quốc phòng và logistics vận tải, đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan.

Thứ ba, ngành công nghiệp quân sự thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành gia công trong nước. Xung đột Nga-Ukraine đã làm tiêu tốn một lượng lớn vũ khí, trang thiết bị và đạn dược. Năm 2023, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga sản xuất ngày đêm để đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến, mức tận dụng năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp vượt quá 80%.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn các đơn đặt hàng quốc phòng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành gia công. Năm 2023, ngành gia công của Nga tăng trưởng 7,5%, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cao nhất trong 7 năm qua. Theo các thống kê, đầu tư vào các ngành liên quan đến nhu cầu quốc phòng tăng trưởng nhanh, bao gồm sản xuất thành phẩm kim loại (+73%), thiết bị điện (+59%), thiết bị cơ khí (+44%) và phương tiện giao thông (+41%).

Vẫn còn “lỗ hổng”

Theo Tổng thống Vladimir Putin, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2023 là 3,6%, vượt mức trung bình trên thế giới. Ông Putin lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên toàn cầu là 3% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển chỉ là 1,5%. Điều quan trọng là động lực tăng trưởng của Nga đạt được dựa trên nội lực.

Mặc dù chỉ số kinh tế năm 2023 của Nga rất ấn tượng nhưng cũng xuất hiện một số vấn đề:

Thứ nhất, tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Do tác động tổng hợp của các yếu tố như suy giảm dân số, nhập ngũ bắt buộc và chảy máu chất xám, năm 2023 Nga rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây.

Thứ hai, đồng Ruble mất giá. Bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt tài chính nghiêm ngặt do phương Tây áp đặt, lượng USD Nga thu được từ ngoại thương giảm đáng kể, trong khi nhu cầu vẫn tăng và người dân vẫn tích trữ đồng USD. Những biến động trên thị trường ngoại hối khiến đồng Ruble mất giá mạnh, đỉnh điểm mất giá là vào đầu tháng 10/2023, khi đó đồng Ruble mất giá hơn 30% so với USD.

Thứ ba, lạm phát tăng cao. Đồng Ruble mất giá đã dẫn đến lạm phát. Năm 2023, mức lạm phát của Nga là 7,5%, giá một số thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng hơn 20%. Tháng 8/2023, giá xăng dầu của Nga đột ngột tăng, tình trạng thiếu xăng xảy ra ở một số nơi, sau khi chính phủ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu, tình hình đã được cải thiện.

Thanh Tuấn - Lê Nguyệt /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng số dư của gói tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu thủy h..
21:32 | 07/09/2024
Báo cáo từ ngành ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt ở các khoản vay mua nhà và kinh doanh bất động sản.
10:27 | 07/09/2024
Trong tháng 8-2024, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 45.28..
09:48 | 07/09/2024
Việc Kho bạc Nhà nước mua 150 triệu USD từ các ngân hàng thương mại đồng nghĩa bơm một lượng lớn tiền đồng trở lại hệ thống ngân hàng.
08:52 | 06/09/2024
Trong tháng 9, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng trong nước tiếp tục ghi nhận sự gia tăng, phản ánh những biến động trong thị trường tài chính và c..
09:01 | 05/09/2024
Sáng 4/9, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)..
16:56 | 04/09/2024
Đây là quy định mới vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành.
09:28 | 04/09/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện về điều hành dự toán ngân sách Nhà nước, trong đó phấn đấu tăng thu, tăng cường tiết kiệm chi, chủ động cân đối....
11:25 | 03/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các..
10:57 | 03/09/2024
Theo phân tích của giới chuyên gia, tuần giao dịch sau kỳ nghỉ lễ 4 ngày, chỉ số VN-Index có thể rung lắc điều chỉnh, tiếp tục kiểm tra lại vùng 1.300..
10:17 | 02/09/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up