WB: Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác thương mại, giảm nhẹ rủi ro

09:08 | 13/05/2022
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, Việt Nam vẫn nên đa dạng hóa đối tác thương mại để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì.

Hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi

Ngày 12/5, WB vừa công bố Bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2022. Trong đó, báo cáo đánh giá, xu hướng di chuyển và hoạt động kinh tế phục hồi với chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng lần lượt 9,4% và 12,1% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tốc độ trước đại dịch.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc

Sản xuất sản phẩm may mặc, giày dép, điện tử, thiết bị điện và sản phẩm kim loại là những ngành năng động nhất, ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, sản xuất máy móc, thiết bị lại tăng trưởng chậm hơn, với tốc độ giảm từ 26,6% trong tháng 3 xuống chỉ còn 5,1% trong tháng 4.

"Sự giảm tốc này có liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường này giảm mạnh trong 2 tháng qua. Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 51,7 trong tháng 4, không thay đổi so với tháng 3 và đánh dấu 7 tháng tăng trưởng liên tiếp" - chuyên gia của WB đánh giá.

Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 0,8 tỷ USD trong tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ 17% trong tháng 3 lên 25,2% trong tháng 4, trong khi tăng trưởng nhập khẩu nhích nhẹ từ 14,6% lên 16,5%.

Các chuyên gia WB cũng cho biết, do xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc nên gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới. Với giá dầu tăng cao, kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu các loại tăng gần 120% (so cùng kỳ năm trước) và chiếm đến 9,3% tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng tư, gần gấp đôi tỷ lệ cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo của WB, xu hướng giảm số ca nhiễm mới và số ca tử vong liên quan đến Covid-19 đã giúp người dân Việt Nam yên tâm hơn để quay lại với các hoạt động kinh tế và xã hội.

Vì vậy, số lượt khách đến nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm và các điểm bán lẻ, giải trí khác đã đạt mức như trước Covid-19. Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng tăng, tuy chưa phục hồi hoàn toàn về các mức được ghi nhận trước đại dịch.

Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu bán lẻ được nâng từ 10,4% trong tháng 3 lên 12,1% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước) do nhu cầu trong nước vốn đang được củng cố lại tiếp tục mạnh mẽ hơn nhờ người dân tăng chi tiêu cho hai kỳ nghỉ lễ dài và du khách quốc tế đã bắt đầu quay lại.

Cần theo dõi chặt lạm phát

Chuyên gia WB đánh giá, dù nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi nhưng các cấp có thẩm quyền vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ như hiện nay.

Các chuyên gia WB cho biết, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 đã tăng từ 2,4% lên 2,6% trong tháng 4. So với 1 năm trước, giá xăng dầu cao hơn gần 50% và vì vậy đây tiếp tục là yếu tố đóng góp vào lạm phát lớn nhất thông qua nhóm giao thông.

Giá lương thực, thực phẩm trong tháng 4 tăng 1,1% tương đương với tỷ lệ tăng trong tháng 3. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, cũng tăng từ 1,1% trong tháng ba lên 1,5% trong tháng tư, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 12/2020. Giá cả gia tăng thể hiện tác động của cả yếu tố cung và yếu tố cầu.

“Cả lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cho thấy cần phải theo dõi chặt chẽ. Nếu lạm phát tiếp diễn trong trung hạn thì nền kinh tế nên điều chỉnh theo mức giá cả cao hơn, các cấp có thẩm quyền đóng vai trò cung cấp các ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao năng suất” - chuyên gia WB lưu ý.

Cũng theo WB, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục nâng giá nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá thương mại vốn đã xấu đi đáng kể trong quý 1/2022. Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc là ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm 2022, điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam.

Theo chuyên gia của WB, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vì vậy, việc phong tỏa do Covid ở quốc gia này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới. Điều này cho thấy đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì.

Thu Phương

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phiên giao dịch sáng 9/3, lực bắt đáy xuất hiện giúp thanh khoản tăng, VN-Index giảm chậm lại.
15:59 | 09/04/2025
Khi tiền ảo ngày càng thâm nhập vào đời sống kinh tế, rủi ro tội phạm lợi dụng để thực hiện lừa đảo và rửa tiền cũng trở nên nghiêm trọng. Cần có biện..
09:15 | 04/04/2025
IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.
09:59 | 31/03/2025
Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng..
09:12 | 31/03/2025
Thị trường tiền tệ toàn cầu vừa khép lại một tuần đầy biến động, khi các đồng tiền chủ chốt phản ứng mạnh trước loạt tín hiệu kinh tế quan trọng.
09:54 | 30/03/2025
Tiền điện tử ngày càng trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, với những vụ trộm trị giá hàng tỷ USD. Để truy vết tài sản bị đánh cắp, các nhà báo cần đ..
09:35 | 29/03/2025
Thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cả..
09:04 | 29/03/2025
PVcomBank dẫn đầu về lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng với 9,0% khi khách hàng gửi tiền tại quầy. Tuy nhiên, điều kiện để được trả mức lãi suất này là khác..
08:54 | 27/03/2025
Gần đây, một số chuyên gia và tổ chức tên tuổi đã cảnh báo nguy cơ Mỹ xảy ra suy thoái, hoặc tệ hơn nữa là rơi vào lạm phát đình trệ.
09:11 | 26/03/2025
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 24-3, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ..
08:37 | 26/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

 Tel: (024) 39195195 * Fax: (024) 39196196 

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up