Doanh nghiệp dệt may ''biết mình biết ta'' để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

09:23 | 23/02/2024
Trở thành một ''điểm đến'' khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.

Ngay sau kỳ Tết Nguyên đán 2024, ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty TNHH Dony đã thực hiện chuyến khảo sát hiện trạng sản xuất của ngành dệt may Bangladesh và Ấn Độ với nguyên do “biết mình biết ta”.

Theo giám đốc Dony, từ năm 2018-2019 thông tin chuỗi sản xuất dệt may dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc đã xuất hiện. Qua năm 2020-2021 “bất động” do dịch Covid-19, đến năm 2022, nhiều nhà sản xuất đã tiến hành tìm địa điểm mới để đặt nơi sản xuất, bản thân Dony cũng được tiếp nhiều đối tác. “Họ thể hiện rõ quyết tâm dịch chuyển sớm chuỗi sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc”, ông Phạm Quang Anh nói.

Sản xuất tại Công ty TNHH Dony

Nguyên nhân khiến chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc ngoài việc Mỹ áp thuế đặc biệt lên hàng hóa Trung Quốc khiến giá thành sản xuất tăng cao, còn do chính sách thuế của Chính phủ Trung Quốc đã gắt gao hơn rất nhiều, chi phí lao động tăng cao khiến biên lợi nhuận giảm đáng kể. “Nếu trong tương lai 5-7 năm tới, chính sách thuế của Trung Quốc gắt hơn nữa, dịch chuyển sẽ không kịp nên nhà sản xuất muốn chuyển ngay từ bây giờ”, ông Phạm Quang Anh nói.

Tuy nhiên, việc dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc không có nghĩa Việt Nam sẽ đón được luồng đầu tư đó mà chỉ là một trong số các lựa chọn, quốc gia nào có điều kiện tốt và thuận lợi thì có nhiều khả năng được lựa chọn hơn. “Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội thập kỷ cũng là nguy cơ thập kỷ”, giám đốc Dony cho hay.

Ông phân tích, nguy cơ thập kỷ ở chỗ, nếu nhà sản xuất không chọn Việt Nam mà chọn một quốc gia khác chúng ta sẽ phải chờ đợi cả chục năm, bởi lẽ chuyển dịch một chuỗi sản xuất không dễ dàng và mất nhiều chi phí, nhà đầu tư khi đã chọn được địa điểm phù hợp sẽ ở lại cả chục năm. Những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt, doanh nghiệp sản xuất tốt, uy tín cao, giá thành cạnh tranh sẽ giữ chân được nhà đầu tư, nhà mua hàng. “Chỉ cần ký được đơn hàng sản xuất trong 1-2 năm thôi thì họ sẽ ở lại với chúng ta cả chục năm”, ông vị giám đốc Dony nhìn nhận.

Việc thu hút chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc là việc các chuyên gia lên tiếng nhắc nhở từ lâu, Chính phủ cũng nỗ lực chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiến hành cải cách môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

“Chúng ta cần có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý trong bối cảnh mới. Đón làn sóng này sẽ tạo cơ hội tốt cho chúng ta trong việc thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh không nên áp dụng chính sách thu hút bằng mọi giá”, GS. TSKH. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới từng nhận định.

Theo đó, tuyệt đối không ưu đãi bằng mọi thứ để mời gọi. Thu hút có chọn lọc, chỉ áp dụng ưu đãi với những tiêu chí rõ ràng như doanh nghiệp công nghệ cao, có cam kết chuyển giao công nghệ.

Bản thân doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đang nỗ lực nâng cao nội lực, chứng minh bản thân để trở thành lựa chọn tốt. Ngoài chất lượng sản phẩm, giá đơn hàng, Dony cũng như nhiều doanh nghiệp khác áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt thực hiện tốt khâu dịch vụ sau bán hàng để tạo uy tín với đối tác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực điều chỉnh cách thức trả lương công nhân, cách thức giao việc, huy động ca kíp để phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, đặc biệt là yêu cầu về đầu tư bền vững. Tập trung làm hàng khó, cao cấp, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Nâng cao năng lực nội sinh để đón luồng chuyển dịch sản xuất theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam là cơ hội tốt cho ngành dệt may Việt Nam tiến sâu hơn trong chuỗi giá trị dệt may thế giới. Để củng cố và bước lên bậc cao hơn trong chuỗi giá trị, ngành dệt may Việt Nam cần sớm khắc phục nút thắt thiếu nguyên phụ liệu.

Do vậy, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để các địa phương quy hoạch và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường.

Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng quỹ môi trường để các khu công nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn mực về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường và tuân thủ được điều khoản trong các hiệp định thương mại. Làm được những điều này, ngành dệt may sẽ giảm được lượng nhập khẩu bên ngoài, chủ động được nguyên phụ liệu.

Hải Linh /Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Trong bối cảnh thị trường ô tô chứng kiến nhiều bất định, các nhà máy sản xuất xe tại Việt Nam buộc phải duy trì công suất cầm chừng.
09:38 | 27/07/2024
Trong suốt 13 năm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tại nhiều sự kiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh rằng: ''Đất nước ta chưa bao giờ có ..
08:32 | 26/07/2024
Trong báo cáo ''Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang'', HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm lên 6,5% do triển vọng kinh tế tăng trưởng tốt ..
09:14 | 25/07/2024
Khu vực phía Bắc dự kiến tiếp tục hút các khoản đầu tư điện tử, chất bán dẫn từ Đài Loan, còn phía Nam nhận các dự án giá trị gia tăng trung bình.
10:00 | 24/07/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam và Lâm Đồng là những địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) d..
07:12 | 24/07/2024
Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư cô..
16:17 | 23/07/2024
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung, mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệ..
09:11 | 22/07/2024
Tập đoàn Phillips Hàn Quốc cho biết đang tập trung cao cho chiến lược sản xuất xe điện, pin xe điện và sẽ xem xét đánh giá toàn diện dự án đầu tư nhà ..
11:39 | 21/07/2024
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về chính sách, nhân lực, chi phí sản xuất cũng như mối liên kết trong ng..
01:11 | 21/07/2024
Khi mua quần áo làm từ vật liệu tái chế, người tiêu dùng hãy lựa chọn những mặt hàng đã được đánh giá bên ngoài và xác minh theo các tiêu chuẩn cao nh..
00:49 | 21/07/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up