Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

08:57 | 09/03/2025
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)

Bạo lực trên cơ sở giới luôn là một vấn đề được quan tâm cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các biện pháp giải quyết và phòng ngừa bạo lực giới tại gia đình và nơi làm việc. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp may mặc đã nhận thức và đang hành động để giải quyết vấn đề này.

Bạo lực giới là những hành vi gây hại nhắm vào một cá nhân dựa trên giới tính của họ, bao gồm lạm dụng thể chất, tình dục, tâm lý và kinh tế. Tại Việt Nam, Myanmar, Sri Lanka và các quốc gia khác ở châu Á, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh bạo lực tại nơi làm việc gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề.

Theo một khảo sát công nhân may mặc vào năm 2023 của Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work Việt Nam), 60% số người được hỏi cho biết công nhân nữ dễ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Các hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói và đụng chạm không mong muốn diễn ra rộng rãi, cho thấy nhận thức về quấy rối tình dục còn rất hạn chế, phản ánh vấn đề bạo lực trên cơ sở giới còn phổ biến.

Bạo lực tại nơi làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người lao động, có thể làm giảm năng suất, tăng tình trạng vắng mặt và tỷ lệ nghỉ việc của họ, gây thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam năm 2019 ước tính, bạo lực đối với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP mỗi năm.

Các ngành công nghiệp phải đối mặt với những thách thức không giống nhau. Và trong những ngành công nghiệp mà phụ nữ chiếm đa số tại Việt Nam, chẳng hạn như sản xuất hàng may mặc và giày dép, với gần 2,5 triệu lao động làm việc tại hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, hành vi quấy rối tình dục thường có tác động mạnh mẽ hơn.

Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu của UNFPA, CARE International và nghiên cứu của riêng IFC cho thấy, trung bình cứ ba người lao động tại Việt Nam thì có một người từng là nạn nhân của bạo lực và quấy rối trong 12 tháng qua, bao gồm các hành vi xâm hại thể chất như cưỡng hôn, đụng chạm hoặc hành hung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, bạo lực giới tại nơi làm việc thường không được trình báo do những định kiến xã hội, sự thiếu hiểu biết về quyền lợi lao động và sự thiếu tin cậy vào hệ thống khiếu nại hiện hành. Tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tại Cambodia, bạo lực giới tại nơi làm việc được ước tính gây thiệt hại 89 triệu USD mỗi năm cho ngành công nghiệp may mặc. Đây có thể là con số để tham khảo khi nói về nguy cơ thiệt hại mà bạo lực giới có thể gây ra ở Việt Nam.

Bạo lực giới có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tăng trưởng của doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Thực hiện quy định của Bộ luật Lao động 2019 và lộ trình tuân thủ, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang triển khai các giải pháp phòng chống bạo lực giới tại nơi làm việc. Để thực hiện những quy định này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang thực hiện các tiêu chuẩn lao động mới.

Mặc dù đây là bước khởi đầu quan trọng, nhưng để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực giới tại nơi làm việc một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần không chỉ tuân thủ các quy định pháp luật mà còn phải nhận thức được những lợi ích kinh tế khi tạo ra môi trường làm việc tôn trọng người lao động.

Do vậy, thật đáng khích lệ khi chứng kiến nhiều doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam đã nhận thấy được lợi ích từ các sáng kiến xây dựng môi trường làm việc tôn trọng, vừa cải thiện văn hóa doanh nghiệp, vừa ổn định nguồn nhân lực – một điều luôn được các nhà mua hàng toàn cầu đánh giá cao.

Nhiều công ty may tại Việt Nam đã nhận thấy được lợi ích từ các sáng kiến xây dựng môi trường làm việc tôn trọng. Ảnh: Hoàng Anh

Với sự hỗ trợ của IFC và Chính phủ Úc, các nhà máy gia công tại Việt Nam cho thương hiệu toàn cầu Primark đã quyết tâm giải quyết bạo lực giới bằng cách nâng cao nhận thức và triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện.

Các mô-đun đào tạo của thương hiệu này được thiết kế riêng và bản địa hóa cùng với một cộng đồng thực hành đã được xây dựng để hỗ trợ những người chịu trách nhiệm về phòng chống bạo lực giới tại doanh nghiệp. Sáng kiến này đã nâng cao nhận thức về quấy rối tại nơi làm việc và hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua cơ chế giao tiếp hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp theo dõi tiến độ và liên tục cải tiến các hoạt động.

Một yếu tố quan trọng tạo nên thành công của chương trình là việc thành lập mạng lưới các nhóm hỗ trợ được đào tạo tại mỗi doanh nghiệp. Các nhóm này được hình thành để cung cấp hỗ trợ chuyên biệt cho nạn nhân, nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chương trình.

Chỉ sau hai năm triển khai các giải pháp toàn diện, kết quả từ các nhà cung cấp Việt Nam tham gia chương trình cho thấy sức khỏe người lao động được cải thiện rõ rệt, đồng thời nhận thức về hành vi đúng mực tại nơi làm việc cũng tăng lên. Theo báo cáo, hành vi thiếu tôn trọng đã giảm hơn 50% và số công nhân có ý định nghỉ việc chỉ còn một nửa so với khi chương trình mới bắt đầu. Tỷ lệ gắn bó và giữ chân người lao động cũng được ghi nhận tăng lên.

Với cách tiếp cận thực tiễn, tập trung vào tác động của bạo lực giới đến trải nghiệm làm việc và hiệu quả kinh doanh, chương trình đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn xây dựng được đội ngũ lao động vững mạnh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhờ chủ động triển khai các giải pháp này, những doanh nghiệp này đã khẳng định cam kết về phúc lợi người lao động, xây dựng hình ảnh "nhà tuyển dụng được ưa chuộng" và tăng cường sự gắn bó của nhân viên.

Việc hỗ trợ và tiên phong đảm bảo an toàn và tôn trọng cho người lao động tại Việt Nam là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Cam kết xây dựng môi trường làm việc mà mọi người đều có thể phát triển cần được thể hiện thông qua các chính sách rõ ràng, cung cấp công cụ hiệu quả để doanh nghiệp giải quyết bạo lực giới, đồng thời tăng cường nhận thức cho người lao động thông qua hội thảo, tập huấn về quy trình xử lý báo cáo bạo lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mạng lưới liên kết với các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng để giúp đỡ người lao động khi cần thiết.

(*) Ông Thomas Jacobs là Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới

Thomas Jacobs /Nhà Quản trị

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ..
09:00 | 04/04/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến lĩnh vực kinh tế có hiệu lực, trong đó nổi bật là thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa t..
09:39 | 31/03/2025
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai..
09:48 | 30/03/2025
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, ki..
09:28 | 29/03/2025
Mới đây (26/3), Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng, nơi sản xuất chiếc xe Sko..
09:09 | 27/03/2025
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
09:03 | 26/03/2025
Theo chuyên gia Viện Năng suất Việt Nam, công cụ Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) c..
09:24 | 25/03/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của DNNN góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số, phát tr..
10:00 | 23/03/2025
Các chuyên gia năng suất cho biết, năng suất và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ nhân quả. Trong mối quan hệ năng suất và khả năng cạnh tranh thì nă..
08:51 | 22/03/2025
Công cụ BSC (viết tắt của Balanced Score Card) còn được gọi là Thẻ điểm cân bằng. BSC là công cụ đo lường, cung cấp các phản hồi cho doanh nghiệp nhằm..
08:50 | 20/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up