Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để tăng năng suất sau ảnh hưởng của đại dịch?

00:43 | 19/03/2023
(VietQ.vn) - Theo Viện Năng suất Việt Nam, đại dịch Covid-19 khiến triển vọng tăng trưởng năng suất trong ngắn hạn trở nên khó khăn hơn. Đầu tư và thương mại yếu hơn, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đẩy chi phí hàng hóa và dịch vụ lên cao, nguồn vốn nhân lực bị xói mòn, phân bổ lại lao động chậm hơn, gánh nặng nợ công lớn hơn, bất bình đẳng gia tăng có thể làm giảm tốc độ tăng năng suất.

Tuy nhiên, đại dịch cũng có thể tạo ra cơ hội nâng cao năng suất như thay đổi về tổ chức, quản lý và công nghệ cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động giáo dục, định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng đa dạng hóa cao hơn, thay đổi phương pháp trao đổi thông tin, giao dịch thương mại và giao tiếp xã hội.

Các hành động khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 đã được Chính phủ thực hiện hiệu quả như tăng đầu tư công và kích thích đầu tư tư nhân, triển khai các gói hỗ trợ sản xuất và đời sống. Mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng cuối năm 2021, nền kinh tế đã có những dấu hiệu khả quan: vốn đầu tư trong nước tăng, kinh tế tư nhân tăng, trong đó đầu tư nhà nước cũng tăng mạnh, vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được như năm trước cho thấy môi trường đầu tư luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để tăng năng suất sau ảnh hưởng của đại dịch?

Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp rất nhỏ.

Ở nước ta, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98,1% trong tổng số doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đông đảo, song quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỉ lệ rất lớn, số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính bởi quy mô nhỏ nên hoạt động của khu vực doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng.

Cụ thể như: Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển tự phát, nhỏ lẻ; Thiếu sự liên kết về kinh tế và kỹ thuật; Thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành; Trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và năng lực cạnh tranh chưa cao; Còn gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất, kinh doanh; Khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường yếu.

Thế mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là thu hồi vốn nhanh, hiệu quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập những thị trường ngách và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao; khả năng ứng biến linh hoạt. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.

Để thoát khỏi khó khăn sau đại dịch, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần không ngừng áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản xuất.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nhiều lợi thế về kinh doanh, phạm vi thị trường, khách hàng để tham gia vào hoạt động thương mại trong nước, khu vực và quốc tế. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý quá trình, trong đó, coi trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Đây là mấu chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tận dụng cơ hội để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục TCĐLCL) đề xuất phương án giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vực dậy sau đại dịch như: Tiếp tục sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ hiện có, điều chỉnh gói hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế, đúng mục đích sử dụng; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy môi trường thể chế và kinh tế vĩ mô thân thiện với tăng trưởng năng suất;

Xu hướng tự động hóa và số hóa ngày càng tăng đòi hỏi các biện pháp cải thiện trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động tiếp nhận công nghệ mới đồng thời đảm bảo an sinh xã hội đầy đủ cho người lao động khi chuyển đổi việc làm; Thúc đẩy năng suất doanh nghiệp, một phần thông qua đào tạo tại chỗ và nâng cao năng lực quản lý; tăng cường tiếp xúc với thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài; tái phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực năng suất cao hơn; tìm cách đa dạng hóa sản xuất, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế.

Nam Dương

Nguồn Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Trong bối cảnh thị trường ô tô chứng kiến nhiều bất định, các nhà máy sản xuất xe tại Việt Nam buộc phải duy trì công suất cầm chừng.
09:38 | 27/07/2024
Trong suốt 13 năm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tại nhiều sự kiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh rằng: ''Đất nước ta chưa bao giờ có ..
08:32 | 26/07/2024
Trong báo cáo ''Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang'', HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm lên 6,5% do triển vọng kinh tế tăng trưởng tốt ..
09:14 | 25/07/2024
Khu vực phía Bắc dự kiến tiếp tục hút các khoản đầu tư điện tử, chất bán dẫn từ Đài Loan, còn phía Nam nhận các dự án giá trị gia tăng trung bình.
10:00 | 24/07/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam và Lâm Đồng là những địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) d..
07:12 | 24/07/2024
Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư cô..
16:17 | 23/07/2024
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung, mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệ..
09:11 | 22/07/2024
Tập đoàn Phillips Hàn Quốc cho biết đang tập trung cao cho chiến lược sản xuất xe điện, pin xe điện và sẽ xem xét đánh giá toàn diện dự án đầu tư nhà ..
11:39 | 21/07/2024
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về chính sách, nhân lực, chi phí sản xuất cũng như mối liên kết trong ng..
01:11 | 21/07/2024
Khi mua quần áo làm từ vật liệu tái chế, người tiêu dùng hãy lựa chọn những mặt hàng đã được đánh giá bên ngoài và xác minh theo các tiêu chuẩn cao nh..
00:49 | 21/07/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up