Ninh Bình tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

09:15 | 20/11/2024
Tỉnh Ninh Bình có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ như lắp ráp ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may... phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch Ninh Bình lựa chọn mô hình phát triển "xanh" dựa trên 4 ngành kinh tế trụ cột gồm: (1) Lấy du lịch, công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản làm mũi nhọn; (2) Lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực thúc đẩy một số ngành công nghiệp công nghệ cao; (3) Lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; (4) Lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ.

Trên cơ sở Quy hoạch, tỉnh Ninh Bình bảo đảm tính tuân thủ, tính đồng bộ, tính liên kết, tính ổn định, kế thừa, phát triển, tính linh hoạt, mở rộng của quy hoạch. Trong 4 ngành kinh tế trụ cột, Ninh Bình đang tiếp tục tập trung lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực thúc đẩy thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Tỉnh Ninh Bình đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô. Ảnh: ĐBND

Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình chỉ rõ, tỉnh tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ các nhóm ngành cơ khí, chế tạo (ngành ô tô, gia công cơ khí, phụ tùng cho máy móc thiết bị); công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (nhóm sản phẩm linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao); công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và da giày (nhóm sản phẩm bao bì, khóa, chỉ may, chỉ khâu, bông tấm, dệt, mex dệt, mex không dệt, đế giày, mũ giày).

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có nhiều chính sách và điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ, phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế hội nhập sâu rộng.

Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, thời gian qua hoạt động sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Ninh Bình đang phát triển tương đối tốt, đã cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp.

Hiện tại, toàn tỉnh có 97 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1,675 tỷ USD, từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng dự án (45 dự án) và đứng thứ hai về vốn đầu tư (450,18 triệu USD, chiếm 27% tổng vốn FDI). Các dự án FDI đã góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, linh kiện điện tử và ô tô.

Tỉnh Ninh Bình đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô như: Công ty CP Sejung tại Cụm công nghiệp Cầu Yên sản xuất ống xả, linh kiện ống xả, động cơ, khuôn mẫu phục vụ sản xuất ống xả, công suất 570.500 sản phẩm/năm; dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị ô tô của Công ty TNHH ADM 21, công suất 20 triệu sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Khánh Phú; Nhà máy SAMSE VINA tại Cụm công nghiệp Cầu Yên sản xuất cáp đồng trục tự động cho ô tô với công suất 400 tấn/năm; nhà máy sản xuất lắp ráp bộ dây cáp điện ô tô ESMO VINA tại Cụm công nghiệp Gia Phú với công suất 450.000 sản phẩm/ năm; dự án của Công ty Daewon Auto Vina tại Khu công nghiệp Phúc Sơn với công suất 100.000 sản phẩm ghế ngồi ô tô/năm, Tập đoàn A1 Taizhan có trụ sở tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan, chuyên sản xuất các thiết bị, linh kiện, phụ kiện công nghệ cao cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô, điện tử, dụng cụ thể thao và công nghiệp bán dẫn tại CCN Văn Phong...

Hai nhà máy của Hyundai Thành Công đạt tổng sản lượng lắp ráp 78.000 xe, giá trị sản xuất hàng năm trung bình chiếm gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Ninh Bình, giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động địa phương với mức thu nhập cao, đóng góp gần 70% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, giữ vị trí doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào ngân sách địa phương với gần 12.000 tỷ đồng.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Ninh Bình bám sát Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 1751/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình đến năm 2025; Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó, tỉnh Ninh Bình tiếp tục tập trung thu hút đầu tư theo hướng, ưu tiên các dự án công nghệ cao, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu.

Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như: Xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng kết nối giao thông... Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng phát triển cụm liên kết cụm ngành công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may và da giầy… Đa dạng hóa trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cung cấp các linh kiện, sản phẩm phụ trợ, phát triển chuỗi sản xuất.

Trần Anh /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Một nền kinh tế có năng suất lao động cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/ y..
09:38 | 21/11/2024
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
09:13 | 19/11/2024
Hầu hết các địa phương có quy mô công nghiệp lớn đều có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao. Nhiều doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, đó..
09:19 | 18/11/2024
Tiêu chuẩn hóa công việc hay chuẩn hóa quy trình làm việc là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết ..
09:20 | 17/11/2024
Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 t..
10:32 | 16/11/2024
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14001 giúp nâng cao năng lực quản lý các khía cạnh môi trường thông qua chương trình hành động vì môi trường được triển khai..
09:42 | 15/11/2024
Lean là mô hình bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ lãng phí ..
09:59 | 14/11/2024
Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
09:28 | 13/11/2024
Lean là công cụ giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm áp lực và gắn kết ngườ..
09:36 | 12/11/2024
Trong tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó đã dành trọn 1 ngày đánh giá về tình hình ..
07:12 | 12/11/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng Văn phòng TS. Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up