Đối với đường ray xe lửa khi sử dụng phương pháp hàn giáp mép nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13965-2:2024 để đảm bảo chất lượng, an toàn trong quá trình sử dụng.
Mối hàn giáp mép là một loại mối nối phổ biến bằng cách đặt hai mảnh kim loại từ đầu đến cuối, thường được sử dụng trong chế tạo các kết cấu và hệ thống đường ống. Trong mối ghép đối đầu, bề mặt của các phôi được nối nằm trên cùng một mặt phẳng và kim loại hàn vẫn nằm trong mặt phẳng của các bề mặt, đó là mối hàn theo chu vi nơi các kim loại nóng chảy được áp dụng xung quanh mối nối. Do đó, các phôi gần như song song với nhau và không chồng chéo.
Nói chung nó chia thành ba loại mối hàn giáp mép: Mối hàn giáp mép có rãnh, mối hàn giáp mép vuông và mối hàn giáp mép chữ V. Ưu điểm của phương pháp hàn này là độ bền cao với phản ứng tổng hợp hoàn chỉnh, dễ dàng sử dụng và có thể phù hợp với các tình huống khác nhau. Nhiều mối hàn đối đầu có thể được tạo ra trên toàn bộ diện tích mối nối với nhiều kích thước và hình dạng mặt cắt khác nhau. Phương pháp hàn này có thể được thực hiện cho nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như thép, nhôm, thép không gỉ, v.v. Điều khiển biến dạng dễ dàng, dễ dàng kiểm tra.
Nói chung, mối hàn giáp mép là mối nối được sử dụng rộng rãi hơn cho các loại ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng khác nhau, nhất là trong ứng dụng đường sắt do tính đơn giản của nó, và cũng có một số hình thức mối hàn khác nhau phù hợp với độ dày mối hàn khác nhau. Xong đối với phương pháp hàn nào cũng vậy đều có ưu hay nhược điểm riêng. Do đó để đảm bảo tính an toàn, chất lượng mối hàn đảm bảo nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13965-2:2024 Ứng dụng đường sắt - Hàn ray - Phần 2: Hàn chảy giáp mép do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Đối với đường ray xe lửa sử dụng phương pháp hàn giáp mép nên tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn. Ảnh minh họa
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình, thiết bị, an toàn, kiểm tra, nghiệm thu cho công tác hàn ray bằng phương pháp hàn chảy giáp mép áp dụng hàn trong xưởng đối với ray R220, R260, R260Mn, R320Cr, R350HT, R350LHT, R370CrHT, R400HT và hàn ngoài công trường đối với ray R220, R260, R260Mn và R350HT sản xuất theo EN 13674-1 có cùng biên dạng và mác thép. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho hàn ray trong xưởng và ngoài công trường đối với ray sản xuất theo TB/T 2344.1 có cùng biên dạng và mác thép. Đối với các loại ray sản xuất theo các tiêu chuẩn khác có thể tham khảo áp dụng tiêu chuẩn này.
Theo đó yêu cầu đối với ray để hàn phải là các thanh ray theo tiêu chuẩn EN 13674-1 và TB/T 2344.1 có cùng biên dạng và mác thép. Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu phê duyệt như trong 4.2.1.2 đến 4.2.1.6. Bên mua có quyền kiểm tra nhà thầu bất kỳ khi nào. Nhà thầu phải áp dụng hệ thống chất lượng đã được bên mua chấp thuận. Hệ thống chất lượng phải bao gồm một hệ thống xác định nguồn gốc đối với tất cả các mối hàn được thực hiện.
Nhà thầu chỉ được sử dụng các quy trình hàn đã được phê duyệt. Nhà thầu phải áp dụng một hệ thống đảm bảo năng lực của người vận hành hàn của mình bằng cách đào tạo và đánh giá thích hợp. Nhà thầu phải áp dụng một hệ thống quản lý và giám sát hàn chảy giáp mép phù hợp với các yêu cầu của chủ đầu tư. Nhà thầu phải áp dụng hệ thống kiểm tra mối hàn theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Các điểm không phù hợp được tìm thấy trong các thử nghiệm này phải được ghi lại trong hệ thống xác định nguồn gốc.
Trang thiết bị hàn phải tuân theo sách hướng dẫn vận hành. Thiết bị thử nghiệm và hiệu chuẩn phải tuân thủ các yêu cầu được thống nhất giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Nhà thầu hàn phải sử dụng các quy trình hàn và MFBW đã được phê duyệt phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sau khi được phê duyệt thủ tục, việc sản xuất mối hàn có thể bắt đầu đối với các biên dạng và cấp ray đã được phê duyệt. Sản xuất mối hàn phải được thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tất cả quá trình hàn phải được thực hiện trên máy hàn nén ép trong xưởng cố định hoặc máy MFBW sử dụng một trình tự hàn được lập trình tự động.
Các đầu ray phải được cưa hoặc cắt theo dung sai do chủ đầu tư quy định. Các khu vực tiếp xúc điện trên ray và máy phải được làm sạch đến khi lớp kim loại sáng để đảm bảo sự tiếp xúc điện ổn định và tốt tại điểm tiếp xúc. Ray không được hư hỏng do thao tác làm sạch hoặc do tiếp xúc điện kém. Đối với quá trình gia nhiệt sơ bộ, các đầu ray phải gia nhiệt đồng đều theo quy trình thuận nghịch hoặc liên tục và vuông góc với mặt lăn trong toàn bộ chu trình hàn.
Máy hàn hoặc thiết bị hệ thống quản lý phải có khả năng hiển thị những thông tin sau: Xác định quy trình hàn và cài đặt chi tiết; Dòng điện hàn; Lực ép hoặc áp lực nén; Sự dịch chuyển; Thời gian hàn; Ngưỡng/ phạm vi của các thông số hàn chủ yếu.
Mọi thiết bị hàn phải đảm bảo chất lượng và được mua từ các nhà sản xuất đã được phê duyệt. Thiết bị phải được mua từ nhà sản xuất có hồ sơ và kinh nghiệm được chứng minh trong việc cung cấp cho các dự án xây dựng đường sắt trong nhiều năm. Máy hàn MFBW phải là loại di động có khả năng hàn tại chỗ. Kẹp ray trong khi hàn phải đảm bảo thân ray tiếp xúc tốt với nhau và phải phù hợp với con lăn đàn hồi để tối ưu hóa căn chỉnh 2 đầu ray. Đầu máy hàn phải tích hợp máy cắt để cắt ép chồn tự động ngay sau khi quá trình hàn kết thúc.
Hệ thống máy ghi đã được công nhận thích hợp phải ghi lại ngay lập tức áp lực ép, cường độ dòng điện và thời gian hàn. Bất kỳ bản ghi bất thường nào phải được khảo sát và các mối hàn liên quan phải được kiểm tra bằng mắt và bằng siêu âm để đảm bảo mối hàn không có khuyết tật.
Tất cả các hoạt động phải được thực hiện đảm bảo phòng ngừa tai nạn đối với người lao động và thiệt hại tài sản trong và ngoài công trường. Nhân công hàn phải hoàn thành các khóa hướng dẫn và đào tạo an toàn, và được cấp thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp với các công việc đảm nhận.
An Dương /Chất lượng Việt Nam