Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô

07:37 | 03/10/2024
Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.

Bộ trưởng Bộ Công thương (Moit) Nguyễn Hồng Diên khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Kim Tráng Long vào ngày 30/9, đã đề xuất hợp tác sản xuất, lắp ráp các sản phẩm xe ô tô thương mại phù hợp với định hướng của Chính phủ và thị trường.

Lợi thế về vị trí địa lý và việc Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hai nước, Cổng thông tin Moit dẫn lời Bộ trưởng Diên.

Đến nay, thị trường vẫn đợi lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện. Ảnh Hoàng Anh

Thị trường ô tô Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai Đông Nam Á, nhưng mới chỉ có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, đáp ứng tỷ lệ sở hữu ô tô mức 23 chiếc/1.000 người dân, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia, theo số liệu của Cục Công nghiệp thuộc Moit.

Mặc dù 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn so với mức tăng trưởng 6,4% của 7 tháng đầu năm 2024, theo Tổng cục Thống kê, nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn khó phát triển chuỗi cung do quy mô thị trường ô tô nhỏ, dẫn đến sản xuất quy mô nhỏ.

2 điểm nghẽn của ngành công nghiệp ô tô

Trong câu chuyện tạo dung lượng thị trường và kích cầu tiêu dùng cho ngành công nghiệp ô tô, vấn đề hàng đầu là giải bài toán khó khăn của doanh nghiệp ô tô, theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp.

Để phát triển ngành ô tô trong nước cũng như nâng tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm, ông Tuấn Anh nói rằng "cần tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn về dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực”.

Theo thống kê của Cục Công nghiệp, giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Một chiếc xe ô tô có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện, với hàng trăm bộ phận bán dẫn cùng khoảng 1.400 loại chip trên xe, nhưng trong nước chưa có doanh nghiệp sản xuất đầy đủ một con chip.

Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, chiếm khoảng 80% tổng linh kiện nhập khẩu.

Hiện, có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI. Số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô hiện có chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và 150 nhà cung cấp cấp 2,3.

Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia đi trước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, trung bình 65-70% và thấp hơn mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 - 55% vào năm 2030 nhưng con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.

Bước tiến mới bắt đầu từ nội địa hóa

Ngành công nghiệp ô tô sẽ không thể tăng tốc khi ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1, giai đoạn duy trì. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra các loại linh kiện, phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam đang chia làm 2 nhánh: doanh nghiệp FDI và công ty lớn làm sản phẩm giá trị cao, còn sản phẩm giá trị thấp tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Vama, cần phải thúc đẩy khu vực này chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và nhân lực theo hướng xanh và số hóa. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Quan điểm phát triển của Vama là có cơ sở. Ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của nhóm linh kiện về dây điện đạt khoảng 1,17 tỷ USD, chiếm 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô và đứng thứ 3 thế giới, theo số liệu của Bộ Công Thương.

Ngành công nghiệp ô tô đang theo xu thế “gia tăng giá trị sản phẩm”. Hiện nay, thay vì tập trung vào linh kiện phụ tùng riêng lẻ, doanh nghiệp tập trung sản xuất cụm linh kiện, bắt đầu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hướng tới sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Thaco, Hyundai Thành Công và VinFast, mở rộng đầu tư sản xuất ở quy mô lớn. Kéo theo đó, nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư lớn nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô đã tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 12% vào năm 2018 đã lên 25% vào năm 2023.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng nhóm sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023, đơn cử là bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ ước đạt 78,84 triệu bộ, tăng 8,97% hay thiết bị dùng cho động cơ của xe có động cơ đạt 35,38 triệu chiếc, tăng 11,69%.

Tình hình đang dần được cải thiện thông qua các hoạt động hợp tác với nhà sản xuất công nghiệp toàn cầu để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Năm 2024, Cục Công nghiệp và Công ty Toyota Việt Nam đã khởi động Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho 5 doanh nghiệp Việt Nam.

"Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng tôi xác định ô tô là ngành mũi nhọn, dẫn dắt ngành công nghiệp phát triển, nên rất cần chính sách mang tính ưu việt, bền vững”, ông Đặng Hoàng Mai, phó Ban Xúc tiến hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, cho biết tại hội thảo về ô tô cuối tháng 8.

Hiện nay, theo ông Mai, bản dự thảo đầu tiên về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã được Moit gửi xin ý kiến các bên liên quan.


Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.

Chiến lược đã có những định hướng phù hợp trong việc phát triển các dòng xe thân thiện môi trường, nhưng đến nay mới chỉ có chính sách hỗ trợ thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho xe điện chạy pin; chưa có lộ trình cụ thể cho việc phát triển các dòng xe điện hóa khác tại Việt Nam.


Nguyễn Hoàng /Nhà Quản trị

Tin cùng chuyên mục

Không ít chuyên gia cho rằng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam là cần thiết. Còn khả thi hay không thì cần phải tính toán rất cụ thể. Các vấn đề c..
22:31 | 05/10/2024
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ và các đại di..
10:06 | 05/10/2024
Sản xuất dư thừa có thể đến từ nguyên nhân là doanh nghiệp đang bị dư thừa công nhân hoặc dư thừa máy móc thiết bị.
08:48 | 04/10/2024
Các kết quả kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là vẫn đóng góp tích cực vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. T..
11:30 | 03/10/2024
Giới chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng rằng ngành thép Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc ''cứu'' thị trường bất động sản trong thời gian ..
09:27 | 02/10/2024
Kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam với xuất khẩu tăng, lạm phát sẽ mang lại cú hích cho tăng trưởng. Việt Nam có khả năng về đích GDP ở mốc 6,5%.
10:10 | 01/10/2024
Dự án 6 Sigma dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo tập trung vào khách hàng. 6 Sigma là phương pháp được doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới cũng như nhiều..
09:47 | 01/10/2024
Mặc dù bão Yagi đã tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, HSBC vẫn kỳ vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2024. Do đó, HSBC ..
00:34 | 01/10/2024
Tùy theo nguyên nhân phát sinh sai lỗi mà doanh nghiệp sẽ có những hành động khắc phục, phòng ngừa tương ứng để có thể loại bỏ các sai lỗi ra khỏi quá..
08:58 | 30/09/2024
9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình có sự phục hồi trên các lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 96..
09:24 | 29/09/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Phó Trưởng VP  TP. Hà Nội Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up