Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

09:04 | 16/09/2023
Mức lương cạnh tranh, sự kiên cường của nền kinh tế qua những sự kiện gây gián đoạn là hai yếu tố hàng đầu giúp Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động.

Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến làm cứ điểm sản xuất. Ảnh: Hoàng Anh/TL

Kết quả khảo sát mới nhất của HSBC cho biết, 53% doanh nghiệp được hỏi ưu tiên tăng trưởng tại Việt Nam trong vòng hai năm tới. Trong thời gian đó, trong số các công ty chưa thiết lập hoạt động ở Việt Nam, 13% đang có kế hoạch vào thị trường này.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp có trụ sở tại các nước vùng Vịnh đặc biệt quan tâm đến Việt Nam, với gần 1 trong 5 công ty chọn Việt Nam là một thị trường mới cần ưu tiên.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% trong năm 2022 trong quá trình vươn lên khỏi đại dịch Covid-19, và hưởng lợi từ sự đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự kiên cường của nền kinh tế này là một đặc điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế, theo nhận định từ hơn 1/4 công ty tham gia khảo sát (28%).

Một tỷ lệ doanh nghiệp tương đương bị thu hút bởi mức lương cạnh tranh tại đây, trong khi 27% lựa chọn yếu tố lực lượng lao động lành nghề, cho thấy điểm thu hút của Việt Nam trong vai trò một cứ điểm sản xuất.

Top 5 lý do Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp mở rộng hoạt động.

Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp quốc tế coi thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng của Việt Nam là một cơ hội, với 27% nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn.

HSBC trong khảo sát cho biết thêm, những người nắm quyền quyết định trong các công ty Trung Quốc và Ấn Độ (32% và 41%) nhấn mạnh cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng tại thị trường có tầm cỡ này.

Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng chỉ ra cơ hội phát triển, thử nghiệm sản phẩm và giải pháp mới, với 45% trong số đó nói rằng điều này thu hút họ đến đây để mở rộng hoạt động.

Ngoài ra, khoảng 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng nhìn thấy lợi thế của Việt Nam về nhân khẩu học và dân số trẻ.

Tầm quan trọng của Việt Nam trong dòng chảy thương mại toàn cầu được phản ánh qua sự quan tâm mạnh mẽ đối với các hiệp định thương mại tự do. Đơn cử, 63% công ty tham gia khảo sát có ý định tận dụng Hiệp định thương mại EU – Việt Nam.

Về số hóa, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, và là thị trường khởi nghiệp sôi động. Đồng thời, tăng trưởng về thương mại điện tử là một điểm mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế. Các doanh nghiệp Ấn Độ cho biết bị thu hút bởi những cơ hội trực tuyến nhất, với gần 40% coi đây là lý do để họ mở rộng kinh doanh.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam, đánh giá, vốn được biết đến là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam nổi lên trong nhóm những nước có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN, bởi sự kiên cường của nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc của HSBC Việt Nam

Cùng với lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ và cơ cấu chi phí cạnh tranh, sự kiên cường này tiếp tục thu hút dòng FDI mạnh mẽ vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ông cho rằng, câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu.

“Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh cũng là một cơ hội thực sự cho các công ty quốc tế kỳ vọng trở thành một phần của câu chuyện tiêu dùng, mà trong đó, Việt Nam dự kiến trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài”, ông nhấn mạnh.

Vẫn còn nhiều thách thức

Khác biệt văn hóa và sự phát triển của môi trường pháp lý là hai thách thức lớn nhất cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Cụ thể, gần 1/3 công ty nước ngoài được hỏi nhắc đến khó khăn về văn hóa và 30% nhắc đến thách thức trong việc thích nghi với các quy định và chính sách thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Đặc biệt, 40% các công ty Úc cho biết họ đã phải giải quyết các vấn đề về văn hóa ở Việt Nam. Các công ty Mỹ và Hồng Kông (32% và 34%) cùng nhận định rằng thích nghi với môi trường pháp lý là thách thức chính đối với họ.

Về số hóa, chi phí là trở ngại chính. Hơn 40% doanh nghiệp có hoạt động ở Việt Nam được hỏi cho biết quan ngại về chi phí bảo trì, và tỷ lệ tương đương cho rằng chi phí triển khai là một thách thức.

Ngoài ra, các công ty đang hoạt động tại Việt Nam đều chú ý tới các vấn đề ESG và đang đầu tư vào bền vững. Hơn 3/4 (76%) đang có kế hoạch chi ít nhất 5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho các sáng kiến bền vững trong vòng 12 tháng tới.

Các doanh nghiệp cho biết, đánh giá lại mức độ bền vững của nhà cung ứng là ưu tiên hàng đầu, với phần lớn tập trung vào mục tiêu đa dạng sinh học và khuyến khích các chuỗi cung ứng có lợi cho tự nhiên.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp quốc tế đang lo ngại về sự thiếu hụt kỹ năng. Khảo sát của HSBC cho thấy, trở ngại lớn nhất để hướng tới bền vững là khả năng tuyển dụng nhân viên có chuyên môn về bền vững,. Đây là một thay đổi đáng kể so với khảo sát năm 2022, khi trước đó, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ được nhận định là trở ngại đứng đầu. 

Kiều Mai

Nguồn Nhà quản trị

Tin cùng chuyên mục

Muốn áp dụng phương thức quản lý TQM, trước tiên doanh nghiệp cần tạo dựng nhận thức trong doanh nghiệp, phải làm cho mọi người hiểu rõ những khái ni..
09:03 | 21/09/2023
Nhiều quốc gia muốn làm trung tâm sản xuất chip, bán dẫn toàn cầu tại Việt Nam giá trị hàng tỷ USD.
09:21 | 20/09/2023
Chuyên gia của WB cho rằng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 2,6% so với cùng kỳ vào tháng 8 do nhu cầu tiêu dùng trong nước cải thiện.
09:02 | 19/09/2023
Doanh nghiệp có thể tích hợp tất cả yêu cầu của các tiêu chuẩn để xây dựng một hệ thống IMS duy nhất đáp ứng sản xuất và vận hành hệ thống để năng cao..
08:47 | 18/09/2023
Cục Xuất nhập khẩu cho biết sự sụt giảm ở thị trường truyền thống buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm thị trường mới như Ấn Độ, Trung Đông… và đã..
01:18 | 17/09/2023
Nguồn kinh phí cho triển khai các đề án khuyến công hạn hẹp làm giảm tính hấp dẫn và không khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia, t..
08:13 | 15/09/2023
Các cơ sở giết mổ công nghiệp hiện chiếm tỷ lệ rất thấp so với số lượng cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Song, với những dây chuyền sản xu..
09:18 | 14/09/2023
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang ..
08:55 | 13/09/2023
Kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 đang được triển khai đúng tiến độ, chất lượng theo kế hoạch đề ra.
09:14 | 12/09/2023
Bộ Công Thương đề xuất dùng tiền ngân sách hỗ trợ cấp bù lãi suất qua hệ thống ngân hàng khi DN công nghiệp hỗ trợ vay trung, dài hạn bằng Việt Nam đồ..
09:29 | 11/09/2023

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
PTVP: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014

Tra cứu | Trang chủ

LIÊN CƠ QUAN - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương
VP Bình Phước:  Phụ trách Hà Đăng Quân
20 Nguyễn Trung Trực/Phú Đức/Bình Long
VP Khánh Hoà:   Phụ trách Hoàng Văn Đại
28 Hùng Vương, P.Lộc Thọ, TP. Nha Trang
VP Thái Nguyên: PT - VP Phạm Ngọc Toàn
Số 9 Tổ 7, P.Quang Trung, TP.Thái Nguyên
VP TP. HCM:  Phụ trách VP Trần Bảo Chân
147 /6 Nguyễn Sỹ Sách, P. 15, Q. Tân Bình
Tel: 028 39 18 19 20 * Fax 028 39 18 19 20

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up