5 khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản

06:43 | 14/08/2022
Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực trong 7 tháng đầu năm, song hiện nay các doanh nghiệp thủy sản đang đứng trước 5 thách thức lớn cần được tháo gỡ.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, bối cảnh hiện nay và 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đang chịu tác động, hệ lụy của dịch, các chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy trong giai đoạn trước đến nay chưa khôi phục hoàn toàn. Đặc biệt, lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tại các thị trường đang tiêu dùng thủy sản của chúng ta. Bên cạnh đó là tăng giá hàng hóa đối với lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là tăng giá thức ăn chăn nuôi thủy sản.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song 7 tháng đầu năm ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận mức hồi phục nhanh kỷ lục lần đầu tiên trong 20 năm qua là xuất khẩu được 6,7 tỷ USD, tăng 35%. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu đang có dấu hiệu chậm lại, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Tổng giám đốc Camimex Group (Cà Mau) cho biết, chưa nói đến yếu tố thị trường đang sụt giảm cầu thì hiện tại khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là khan hiếm vì hết mùa vụ. Theo đó, trong khoảng 1 tháng tới công ty vẫn đủ nguyên liệu để sản xuất do có chủ động được một phần nguyên liệu nhưng sau đó sẽ không đáp ứng đủ cho sản xuất, buộc công ty phải lên kế hoạch thu mua từ các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và rộng hơn là các tỉnh miền Trung.

Cùng chung lo lắng, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) - cho biết: Hiện các nhà máy chế biến tôm đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Mặc dù doanh nghiệp có khoảng 2.000 ha vùng nuôi tôm, tập trung ở Huế và Bến Tre nhưng chỉ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy, phần còn lại doanh nghiệp phải nhập của người dân và các vùng nuôi liên kết.

5 khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản

Doanh nghiệp thủy sản đang đứng trước nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm

Bên cạnh đó, vấn đề chi phí sản xuất tăng cao đáng lo ngại khiến cho giá thành sản phẩm tăng và nguy cơ sẽ giảm khả năng cạnh tranh. Đầu tiên là vấn đề thức ăn chăn nuôi, trung bình hiện nay, đặc biệt sau dịch, đã tăng khoảng 20%. Giá thành thức ăn chăn nuôi của sản phẩm cá tra, tôm đang chiếm 65-70%, tác động chi phối rất lớn.

Ngoài ra chi phí vận tải biển và nhân công tăng trong 2 năm qua với các lý do liên quan đến dịch, liên quan đến ách tắc và bây giờ liên quan đến giá nhiên liệu tăng, nên hiện nay vẫn đang giữ ở mức cao. Bờ Tây Mỹ hiện nay đang ở mức 400 triệu đồng cho một container, đến châu Âu cũng tăng đến 4 lần từ 10.000 - 12.000 USD. Điều này chi phối rất nhiều, đặc biệt với ngành đông lạnh của chúng ta. Các chi phí đầu vào khác như bao bì, hóa chất, vận chuyển, hội nhập… đều tăng. Ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành quan tâm có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ giảm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có thủy sản, đặc biệt giá thức ăn chăn nuôi.

Đại diện Vasep cũng cho biết, tín dụng đang siết lại từ đầu tháng 8 vừa qua, trong khi lạm phát tăng cao khiến người dân các nước giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10. “Nghĩa là chúng ta sẽ tồn kho, chúng ta sẽ không có tiền để trả ngay cho ngân hàng, mà không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng (trong 1 tuần qua) đều báo sẽ không cho vay khoản vay mới, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân. Mong rằng Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo giúp cho các vấn đề đang diễn ra trong 1 tuần qua”, ông Nguyễn Hoài Nam bày tỏ.

Vấn đề nữa là thách thức trong chi phí tuân thủ xử lý môi trường, một trong ba trụ cột để phát triển bền vững. Hiện ngành chúng ta có hai khâu quan trọng nhất là chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường. Xu hướng của chúng ta là phát triển bền vững, nhưng ngành thủy sản đang bị vướng quy chuẩn môi trường liên quan đến nước thải đầu ra. Theo đó, nước thải thủy sản không nằm trong quy chuẩn chăn nuôi mà nằm trong quy chuẩn khác. "Rất nhiều chỉ tiêu không phù hợp với nuôi tôm, cá, như quy chuẩn xử lý phốt pho hữu cơ trong chế biến thủy sản đông lạnh. Rất mong Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét có quy chuẩn riêng", ông Nguyễn Hoài Nam đề xuất.

Hà Duyên

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

8 tháng đầu năm, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt hơn 792 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2022.
06:38 | 27/09/2023
Hiện Việt Nam đã có hãng hàng không Bamboo Airways ký kết hợp đồng đặt mua với hãng máy bay Embraer của Brazil và đã nhận bàn giao 5 chiếc máy bay để ..
06:35 | 27/09/2023
Dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 8/2023 vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng thị trường đang ấm dần, người lao động vẫn được đảm bảo việc ..
06:05 | 27/09/2023
Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho Anh. Tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam mới chỉ chiếm 0,1% tổng lượng chè nhập khẩu vào thị trường Anh.
08:51 | 26/09/2023
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu sắn xếp thứ 2 trên thế giới, với 221,27 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn được xuất khẩu trong tháng 8/2023.
09:12 | 25/09/2023
Nhập khẩu bông của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt 121.869 tấn với kim ngạch hơn 245,15 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 8% về trị giá so với tháng..
07:20 | 24/09/2023
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 20,96% trong nửa đầu năm 2022 lên 27,5% trong nửa đầu ..
07:21 | 23/09/2023
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/9/2023 đạt 464,08 tỷ USD.
07:18 | 23/09/2023
Các nhà nhập khẩu lớn tăng mua, cùng với đó là nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường cho thấy xuất khẩu thủy sản đang trở lại quỹ đạo và tăng tốc.
06:53 | 23/09/2023
Trong bối cảnh nhiều ngành hàng xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraine, nông sản Việt Nam vẫn ghi nhận đà..
09:58 | 22/09/2023

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
PTVP: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014
Tra cứu Thành viên | Trang chủ Bản tin

LIÊN CƠ QUAN - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương
VP Bình Phước:  Phụ trách Hà Đăng Quân
20 Nguyễn Trung Trực/Phú Đức/Bình Long
VP Khánh Hoà:   Phụ trách Hoàng Văn Đại
28 Hùng Vương, P.Lộc Thọ, TP. Nha Trang
VP Thái Nguyên: PT - VP Phạm Ngọc Toàn
Số 9 Tổ 7, P.Quang Trung, TP.Thái Nguyên
VP TP. HCM:  Phụ trách VP Trần Bảo Chân
147 /6 Nguyễn Sỹ Sách, P. 15, Q. Tân Bình
Tel: 028 39 18 19 20 * Fax 028 39 18 19 20

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up