Sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc: Thách thức mới đối với các nền kinh tế đang phát triển

10:03 | 23/03/2025
Các nền kinh tế công nghiệp hóa có thu nhập trung bình đang chứng kiến các chính sách ''Sản xuất tại Trung Quốc 2025'' làm thay đổi mô hình sản xuất và thương mại hiện tại của họ.

Một cảng biển của Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)

Trang tin “Diễn đàn Đông Á” (Australia) vừa đăng bài viết cho rằng các biện pháp kích thích tập trung vào sản xuất của Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình mở rộng chuỗi cung ứng trong nước và dẫn đến hoạt động xuất khẩu gia tăng nhắm vào các thị trường thế giới.

Những xu hướng này đang đặt ra thách thức cho các nền kinh tế công nghiệp trên toàn cầu, trong đó các nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình ở châu Á cảm nhận rõ rệt nhất.

Ngoài yếu tố gần gũi về địa lý, các quốc gia có thu nhập trung bình ở châu Á có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Họ vừa là nhà cung cấp hàng hóa trung gian, vừa là đối thủ cạnh tranh trên thị trường hàng hóa thành phẩm.

Hai nhóm chính sách khác của Trung Quốc đang tạo ra sự bất cân xứng trong thay đổi về năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất và xuất khẩu ở khu vực châu Á có thu nhập trung bình.

Đó là sự gia tăng đáng kể tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong lực lượng lao động của Trung Quốc và các chính sách thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao và thâm dụng kỹ năng, được biết đến với tên gọi “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025).

Tỷ lệ thanh niên Trung Quốc có bằng đại học đã tăng lên vì nhiều lý do. Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất là trong thập kỷ sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách năm 1999, nới lỏng hạn ngạch tuyển sinh đại học.

Lực lượng lao động có kỹ năng ngày càng tăng đã làm giảm đáng kể mức lương thưởng cho người có tay nghề. Điều này làm giảm chi phí lao động trong các ngành thâm dụng kỹ năng so với toàn ngành sản xuất nói chung.

Cùng với sự thay đổi này, chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” đang sử dụng trợ cấp để nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Sự cạnh tranh giữa các công ty Trung Quốc đã đảm bảo rằng các lợi ích của trợ cấp trong chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” được chuyển xuống chuỗi cung ứng nội địa, giúp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

Vị thế của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu và quy mô của những thay đổi trong nước này khiến không có nền kinh tế nào không bị ảnh hưởng.

Các nền kinh tế công nghiệp hóa có thu nhập trung bình sẽ chứng kiến các chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” làm thay đổi mô hình sản xuất và thương mại hiện tại của họ. Về lâu dài, sự thay đổi này còn ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng và phát triển trong tương lai của họ.

Sự gia tăng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã làm giảm khả năng cạnh tranh gần như trên diện rộng đối với các quốc gia có nguồn lực sẵn có để sản xuất những hàng hóa tương tự.

Những tác động không cân xứng của việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động Trung Quốc và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất công nghệ cao của nước này làm giảm khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực thâm dụng kỹ năng nhất của các nền kinh tế tương tự. Hiệu ứng này càng trầm trọng hơn do các công ty Trung Quốc giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trung gian.

Sự kết hợp giữa tăng trưởng sản xuất nhanh hơn ở Trung Quốc và tăng trưởng chậm hơn ở những nơi khác đang khiến lợi thế so sánh - và có lẽ cả việc làm - ở các nước thu nhập trung bình quay trở lại các ngành nghề sơ cấp như nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

Hướng thay đổi này đi ngược lại mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách và khuyến nghị của các nhà kinh tế về tăng trưởng bền vững và năng động.

Hệ lụy lâu dài của những thay đổi này là vô cùng nghiêm trọng. Sau khi tăng cường hàm lượng kỹ năng trong lực lượng lao động và cơ cấu sản phẩm, Trung Quốc đang "xuất khẩu" sự suy giảm của "khoản bù kỹ năng" sang thị trường lao động toàn cầu.

Điều này ảnh hưởng đến các quốc gia có ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng, dễ bị tổn thương nhất trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và các lĩnh vực sơ cấp của họ phản ứng nhanh nhất với chi phí đầu vào và giá đầu ra tương đối.

Khi các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng của họ suy giảm - theo nghĩa tương đối, nếu không muốn nói là tuyệt đối – nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng chậm hơn so với lao động phổ thông.

Tại sao vấn đề này lại quan trọng? "Khoản bù kỹ năng" không chỉ đo lường chi phí lao động tương đối, nó còn cho thấy lợi tức gộp dự kiến từ các khoản đầu tư giáo dục sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc. "Khoản bù kỹ năng" thấp hơn có thể làm nản lòng những người trẻ tuổi theo đuổi giáo dục cao hơn thay vì tham gia ngay vào thị trường lao động.

Tại Thái Lan, "khoản bù kỹ năng" của quốc gia giảm 1 điểm phần trăm góp phần làm giảm 1,9% tỷ lệ nhập học của thanh thiếu niên từ 15 - 23 tuổi. Trong kịch bản Trung Quốc tăng cường nguồn lực lao động có kỹ năng và trợ cấp cho các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng, "khoản bù kỹ năng" của Thái Lan giảm 0,54 điểm phần trăm dẫn đến tỷ lệ nhập học giảm hơn 1%.

Bất kỳ xu hướng nào đi ngược lại với việc tăng cường đầu tư vào vốn nhân lực cũng đều mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách và khuyến nghị cho sự phát triển thành công.

Vì những lo ngại về chi phí và lợi ích của giáo dục không bắt buộc là lớn nhất đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, lợi tức giáo dục thấp hơn có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách hiện có về trình độ học vấn và tính di động kinh tế giữa các thế hệ.

Trong khi thế giới đang tập trung vào quan hệ thương mại của Trung Quốc với Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác, có lẽ các quốc gia có thu nhập trung bình mới là những nước có tương lai bị đe dọa nhiều nhất.

Những thay đổi trên thị trường toàn cầu do con đường và chính sách phát triển của Trung Quốc đòi hỏi các quốc gia bị ảnh hưởng phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng hệ thống giáo dục của họ có khả năng duy trì sự gia tăng nguồn cung lao động có kỹ năng.

Trong bối cảnh Trung Quốc tăng thu nhập từ xuất khẩu các ngành công nghiệp khai khoáng và sơ cấp, các quốc gia bị ảnh hưởng nên hướng đến việc nâng cao khả năng chi trả cho giáo dục trong nhóm dân số nghèo của họ và thúc đẩy việc học hành, tích lũy kỹ năng.

Để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm phù hợp, các quốc gia cũng nên hướng đến việc tăng lợi nhuận từ vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng hơn và vào nền tảng kiến thức mà từ đó tạo động lực phát triển.

Chọn "người chiến thắng" trong số các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ năng là một cách tiếp cận vô ích đối với các nền kinh tế nhỏ không có sức mạnh thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tăng trưởng năng suất và khả năng cạnh tranh trên diện rộng sẽ tối đa hóa cơ hội tìm kiếm những thị trường ngách có lợi nhuận trong một hệ thống sản xuất toàn cầu ngày càng phân mảnh.

Thanh Tú/TTXVN
Doanh Nhân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hiện nay, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh và đứng thứ 2 tại châu Mỹ, sau Hoa Kỳ.
09:47 | 31/03/2025
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 4,1..
09:35 | 30/03/2025
Những tháng đầu năm 2025 chứng kiến một cột mốc đáng chú ý của ngành cà phê Việt Nam khi giá xuất khẩu liên tục lập kỷ lục, đạt hơn 5.800 USD/tấn – mứ..
09:17 | 29/03/2025
Năm 2025, do tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến đổi, phòng vệ thương mại được dự báo tiếp tục gia tăng, mức độ phức tạp và quy mô củ..
09:01 | 27/03/2025
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của cả nước đạt trên 1,23 triệu tấn, tương đương gần 674,76 triệu USD, giá tru..
08:42 | 26/03/2025
Theo số liệu của Cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2025, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Singapore đạt 1,76 tỉ USD, tăng 20,6% so ..
09:20 | 25/03/2025
2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,423 tỉ USD, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 3 th..
08:45 | 22/03/2025
Việt Nam đã ghi dấu ấn khi góp mặt trong top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế..
08:56 | 20/03/2025
Những thông điệp, chỉ đạo mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm đòn bẩy thần kỳ, giúp đất nước trở thành con rồng, con hổ..
09:21 | 19/03/2025
Theo thống kê của Cục Hải quan, trong tháng 2.2025 đã có tổng cộng 17.671 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam, đạt giá trị kim ngạch 378 triệu US..
08:51 | 18/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up