Gia tăng phòng vệ thương mại hạn chế rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

10:10 | 28/11/2023
Việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong hơn 5 năm qua đã giúp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, nhưng cũng khiến cho doanh nghiệp của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ tăng trưởng mạnh. Có 4 quốc gia châu Mỹ tham gia CPTPP là Canada, Mexico, Peru và Chile; trong đó, ngoại trừ Chile đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Việt Nam; Canada, Mexico và Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam, do đó những ưu đãi thuế quan trong CPTPP có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.

Cụ thể, năm 2021, xuất khẩu sang 4 nước CPTPP khu vực châu Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4,6 tỷ USD và tăng trên 105% so với thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực.

Xuất khẩu sang Peru cũng tương tự, tuy mới phê chuẩn Hiệp định vào năm 2021 cũng đạt 560 triệu USD, tăng trưởng 85%. Chile, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, cũng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 63%. Như vậy, đây là những con số rất ấn tượng.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ trong 9 tháng năm 2023 đạt 8,76 tỷ USD, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch giảm chủ yếu ở các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ nội thất…

Nhập khẩu từ các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ trong 9 tháng năm 2023 cũng có mức giảm tương tự 15%, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng máy móc.

Thông tin về đặc điểm và xu hướng của các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới các thị trường có FTA của Việt Nam nói chung và thị trường các nước CPTPP nói riêng, ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, nhiều thành viên CPTPP điều tra biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam.

Chẳng hạn như pháp luật phòng vệ thương mại được các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Vì vậy, những nước chưa có FTA với Việt Nam cũng đã điều tra và áp dụng rất nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Thống kê cho thấy, Australia hiện nay đã điều tra tới 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, tương đương với Canada, Malaysia cũng đã trên 10 vụ việc. Ngoài ra, Mexico kể từ khi có FTA với Việt Nam, doanh nghiệp cũng đã tăng cường xuất khẩu sang Mexico và từ năm 2019 trở lại đây và đã có 3 vụ việc mới và phát sinh toàn bộ là sau khi ký kết Hiệp định CPTPP cùng với Mexico.

Như vậy, xu hướng này là tất yếu và không thể tránh khỏi. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp đã tham gia cuộc chơi toàn cầu và phải chấp nhận rằng sẽ phải đối mặt với những rào cản phòng vệ thương mại trong tương lai.

Những mặt hàng như: Thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thép, nhôm, dệt may, hóa chất... sẽ là những sản phẩm truyền thống và có nguy cơ tiếp tục bị kiện phòng vệ thương mại trong tương lai. Ảnh minh họa

Về mặt hàng, những mặt hàng dễ dàng bị tổn thương nhất, dễ bị điều tra nhất chính là những mặt hàng tăng trưởng nhanh, mạnh. Theo thống kê của Bộ Công Thương, những mặt hàng như: Thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thép, nhôm, dệt may, hóa chất... sẽ là những sản phẩm truyền thống và có nguy cơ tiếp tục bị kiện phòng vệ thương mại trong tương lai, ngay cả trong CPTPP và các FTA khác nói chung.

Đối với các doanh nghiệp, ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam chia sẻ, ngành nhôm đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây và các doanh nghiệp ngành nhôm cũng tận dụng tối đa các lợi thế của các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định thương mại CPTPP với các thị trường như Canada, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng như châu Mỹ hoặc châu Úc, Nam Mỹ... Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành cũng phải đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho rằng, nhìn chung nhận thức của doanh nghiệp ngành nhôm đến thời điểm hiện tại không đồng đều về rủi ro phòng vệ thương mại. Khi doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu quan tâm đến nhu cầu của thị trường, mức thuế xuất nhập khẩu và về giá cả của hàng hóa mà rất ít quan tâm đến việc rủi ro phòng vệ thương mại.

Chỉ khi đến các vụ việc liên quan doanh nghiệp mới bắt đầu đi tìm hiểu thông tin thông qua hiệp hội, luật sư hoặc là đối tác và khi đó doanh nghiệp ứng phó một cách tương đối bị động trong rủi ro phòng vệ thương mại. Gần đây, việc phòng vệ thương mại của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam gia tăng, doanh nghiệp mới bắt đầu quan tâm tới việc phòng vệ thương mại nên nhận thức của doanh nghiệp đến thời điểm hiện nay cũng bắt đầu có sự thay đổi.

Doanh nghiệp ngành nhôm bên cạnh tận dụng các ưu đãi về thuế quan của các FTA, doanh nghiệp khi xuất khẩu cần tìm hiểu về tập quán của thị trường xuất khẩu, xem ở thị trường đó có thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hay không. Đồng thời, xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược về xuất khẩu như đa dạng thị trường, hàng hóa sản phẩm.

Để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại, ông Vũ Văn Phụ cho hay, hiện vẫn còn một số việc như các nhà sản xuất nước ngoài lợi dụng vấn đề gọi là tráng men xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu ra các thị trường. Đây là một vấn đề nhức nhối với doanh nghiệp, ngành hàng, nhất là ngành nhôm hiện nay. Do đó, doanh nghiệp cần được hỗ trợ kết nối cung cầu mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường khi bị điều tra phòng vệ thương mại.

Ông Phùng Gia Đức thông tin, Bộ Công Thương đã có những đề án chuyên sâu về phòng vệ thương mại, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để thành lập những đề án trong rất nhiều năm với cái nhìn dài hạn. Cùng đó, Bộ Công Thương đề cao việc thường xuyên cập nhật quy định pháp luật hiện nay, đó là xu hướng điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là biện pháp mở rộng để đảm bảo hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại gốc được duy trì và ổn định.

Theo ông Phùng Gia Đức, thời gian tới, các vụ kiện sẽ còn tăng trưởng rất nhanh. Vì thế doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật vấn đề liên quan đến thay đổi pháp luật của nước ngoài. Bộ Công Thương cũng thường xuyên tổ chức đối thoại về phòng vệ thương mại với cơ quan điều tra nước ngoài. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam sẽ bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng kiên quyết phòng trừ với doanh nghiệp lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc nhập khẩu hoặc lẩn tránh xuất xứ bất hợp pháp.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục có các cảnh báo về nguy cơ bị khởi kiện phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường trong khối CPTPP. Trong danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (cập nhật đến tháng 6/2023), thép hình cán nóng xuất khẩu sang Australia đã lần đầu tiên được đưa vào danh sách, cho thấy nguy cơ phòng vệ thương mại đang gia tăng tại thị trường này.

Trước thực trạng đó, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần có sự chuẩn bị, hướng dẫn về lĩnh vực phòng vệ thương mại để có ứng phó phù hợp trong trường hợp bị các nước thành viên của Hiệp định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần tăng cường phổ biến thông tin, cảnh báo sớm về nguy cơ để giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro bị điều tra hoặc hạn chế tối đa tác động của việc bị điều tra phòng vệ thương mại. Qua đó tăng trưởng xuất khẩu bền vững hơn, tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP trong bối cảnh mới.

Khánh Mai (t/h) /Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tổng cầu thế giới đang tạo cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2025.
09:28 | 08/10/2024
Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 578 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2023.
09:15 | 07/10/2024
Sáng 6/10, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thông kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2024. Theo đó, tăng trưởng kinh tế 9 tháng..
18:42 | 06/10/2024
9 tháng GDP tăng 6,82%
18:42 | 06/10/2024
Giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh trong tuần này sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo làm gia tăng sự cạnh tranh trong kh..
10:09 | 06/10/2024
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng..
10:01 | 05/10/2024
Là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, nhưng Việt Nam cũng chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng qua. Đâu là lý do của v..
09:07 | 04/10/2024
Các cuộc đình công tại các cảng bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ đã bắt đầu, kéo theo dự báo về sự gia tăng giá cước và nhu cầu vận chuyển hàng không trong bối..
07:44 | 03/10/2024
Cơn bão số 3 (bão Yagi) vừa qua gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhưng HSBC cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng ..
09:30 | 02/10/2024
Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá.
01:13 | 02/10/2024
8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Colombia đạt 35 triệu USD, chiếm hơn một nửa thị phần trên thị trường cá thịt trắng..
01:07 | 02/10/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Phó Trưởng VP  TP. Hà Nội Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up