Việt Nam thuộc nhóm đầu các thị trường mới nổi về Chỉ số năng lực quốc gia về dịch vụ logistics

09:55 | 06/08/2022
Dịch vụ logistics đóng góp quan trọng trong việc đưa mức kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD.

Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu

Báo cáo về tình hình phát triển thị trường logistics tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) chiều 5/8 của Bộ Công Thương cho thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Việt Nam thuộc nhóm đầu các thị trường mới nổi về Chỉ số năng lực quốc gia về dịch vụ logistics

Ngành logistics có đóng góp quan trọng trong việc đưa mức kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD

Cụ thể, ngành logistics có đóng góp quan trọng trong việc đưa mức kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó có 31 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Khối lượng vận tải hàng hóa của Việt Nam tăng 17,4% trong giai đoạn 2017-2021, từ mức 1,38 tỷ tấn năm 2017 lên 1,63 tỷ tấn năm 2021.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018 đánh giá chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam xếp thứ 39/160 nước và vùng lãnh thổ, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên thứ 3 trong các nước ASEAN.

Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở nhóm đầu trong các thị trường mới nổi, tốc độ phát triển ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, quy một đạt khoảng 40-42 tỷ USD/năm.

Cơ chế một cửa quốc gia kết nối hơn 55.000 doanh nghiệp

Báo cáo của Bộ Tài chính, cơ quan Thường trực của Ủy ban 1899, tính đến ngày 30/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối hơn 55.000 doanh nghiệp thực hiện 249/261 thủ tục của 13 bộ, ngành với gần 4,95 triệu hồ sơ.

Việt Nam tiếp tục trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN; chuẩn bị thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật, thảo luận giải pháp lộ trình trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Với các đối tác ngoài ASEAN, đã hoàn thành trao đổi thông tin tờ khai hải quan thử nghiệm với Liên minh kinh tế Á-Âu; đàm phán Nghị định thư trao đổi chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc; triển khai Thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại Việt Nam-New Zealand.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tiếp tục nhận được đánh giá tích cực từ doanh nghiệp, các tổ chức trong, ngoài nước; đem lại hiệu quả thiết thực cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, người dân.

Đối với vấn đề kiểm tra chuyên ngành, đã ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS, chiếm 85% kế hoạch; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Công Thương chủ động rà soát, bố trí nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về logistics.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết là phải hoàn thành việc xây dựng Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải "sớm nhất có thể" làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, nhất là việc xây dựng danh mục thông tin bộ, ngành cung cấp, chia sẻ qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.

Phương Lan

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các tuyến đường qua Kênh đào Suez.
09:45 | 28/03/2024
Sức nóng của thị trường cà phê thế giới đang tiếp sức cho giá cà phê Tây Nguyên, song lại đang đẩy nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống ''việt vị''.
09:26 | 28/03/2024
2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với ..
09:24 | 28/03/2024
Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
10:43 | 27/03/2024
Kênh đào Suez - Biển Đỏ là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua.
00:20 | 27/03/2024
Trong 5 nguồn cung hồ tiêu ngoại khối chủ yếu của Đức, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất trong năm 2023.
00:11 | 27/03/2024
2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 8.735 tấn, tương đương 36,5 triệu USD, chiếm tỷ trọn..
09:17 | 26/03/2024
Tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024.
09:15 | 26/03/2024
Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
09:13 | 26/03/2024
Đầu tư chế biến sâu không chỉ giúp tăng giá trị xuất khẩu, mà còn là giải pháp để nâng cao giá trị hạt điều nhân.
09:42 | 25/03/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06/ 5/2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com *0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN: Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG: KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
VP Đồng Nai: 137/N4 KDCTM Phước Thái
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

* * * * *
® Bản tin Thị trường Việt Nam
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức

Đường dây nóng Toàn quốc 0905082014
Tra cứu Thành viên | Trang chủ Bản tin

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up