6 sigma và thành công của Motorola trong tăng năng suất chất lượng

10:22 | 15/09/2024
6 Sigma là phương pháp được các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới cũng như nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc giảm sai lỗi, giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng và bảo đảm giao hàng đúng hẹn, đồng thời là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bản chất của việc ứng dụng 6 Sigma là nhằm cải tiến quy trình sao cho những vấn đề khuyết tật không có cơ hội xảy ra bằng việc xác định tác nhân chính gây ra thay cho việc tìm hiểu giải pháp ngắn hạn hoặc tạm thời để giải quyết vấn đề. Đây là lý do để doanh nghiệp áp dụng trong kiểm soát chất lượng ở nhiều lĩnh vực.

Nguồn gốc của 6 Sigma bắt đầu từ một khái niệm về chuẩn đo lường do nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss (1777-1855) đưa ra khi giới thiệu về mô hình phân bố chuẩn. Nghiên cứu của Walter Shewhart về độ dao động của sản phẩm cho thấy, mức dao động 3 Sigma so với giá trị trung bình là quá trình đòi hỏi sự điều chỉnh. Nhiều chỉ tiêu đo lường sau đó đã được sử dụng (Cpk, Zero defect...) hình thành nên khái niệm mà Bill Smith - một kỹ sư cơ khí của Motorola sử dụng, đó là “6 Sigma”.

6 Sigma là phương pháp được các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia sử dụng

Sau này 6 Sigma đã trở thành thương hiệu được đăng ký cấp liên bang của Motorola. Vào những năm 1980, Motorola là một trong những tập đoàn của Mỹ và châu Âu chịu sự đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Vấn đề chính của Motorola lúc đó là chất lượng sản phẩm. Tại thời điểm này, hầu hết công ty của Mỹ cho rằng muốn sản phẩm có chất lượng cao thì phải tốn nhiều chi phí. Motorola cũng có cùng quan điểm như vậy, do đó họ đã không có bất kỳ chương trình chất lượng nào mà chỉ có một vài hoạt động chất lượng mang tính đơn lẻ.

Bill Smith - một kỹ sư của Motorola đã nghiên cứu mối quan hệ giữa vòng đời của sản phẩm và số lần phải sửa chữa lại trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm. Năm 1985, Bill Smith đã đưa ra kết luận “Một sản phẩm có khuyết tật, đã được phát hiện và sửa chữa ngay". Tuy nhiên, nếu sản phẩm không bị khuyết tật trong quá trình sản xuất thì cũng hiếm khi khách hàng tìm thấy khuyết tật trong quá trình sử dụng. Từ đó, ông đưa ra quan điểm: chất lượng sản phẩm có được là do phòng ngừa sai lỗi ngay từ đầu thông qua thiết kế sản phẩm, kiểm soát quá trình sản xuất và hơn nữa có sự liên hệ giữa chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của 6 Sigma.

Trên cơ sở luận điểm của Bill Smith, Mikel Harry - một kỹ sư điện tử của Motorola đã lập ra tiến trình chi tiết cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, giảm thời gian sản xuất và chi phí sản xuất cho công ty Motorola. Tiến trình này được Motorola đăng ký bản quyền và phát triển thành phương pháp luận 6 Sigma. Bất kỳ một dự án cải tiến liên tục nào sử dụng phương pháp luận 6 Sigma đều đi qua các bước tiến hành sau: Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và Control (Kiểm soát).

Bob Galvin, Giám đốc điều hành Motorola thời đó đã nói rằng: “6 Sigma đã tiếp thêm sức mạnh cho Motorola trong việc thực hiện các mục tiêu cải tiến tưởng như không thể đạt được. Đầu những năm 80, công ty đã đặt ra chỉ tiêu trong 5 năm tới phải cải tiến được 10 lần và kết quả thực tế là công ty đã đạt chỉ tiêu đó chỉ trong 2 năm”.

Mục đích của 6 Sigma tại Motorola là tập trung vào cải tiến quá trình và chất lượng sản phẩm

Mục đích của 6 Sigma tại Motorola là tập trung vào cải tiến quá trình và chất lượng sản phẩm. Chương trình 6 Sigma thực sự bắt đầu năm 1986. Chỉ hai năm sau khi phát động thực hiện 6 Sigma, Motorola đã giành Giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige. Sau khoảng 10 năm áp dụng, vào năm 1997, các kết quả thực hiện 6 Sigma đạt được là: Sản phẩm được tiêu thụ tăng gấp 5 lần với lợi nhuận đạt được xấp xỉ 20% một năm. Các khoản tiết kiệm tích luỹ có được nhờ các nỗ lực thực hiện 6 Sigma ổn định ở mức 14 tỷ đôla. Giá cổ phiếu của Motorola hàng năm tăng 21,3%.

Motorola nhận thấy những kết quả quan trọng đã đạt được chính là thành quả của nỗ lực áp dụng phương pháp 6 Sigma. Các kết quả mà Motorola đạt được là nhờ hàng trăm nỗ lực cải tiến đơn lẻ tác động tới thiết kế sản phẩm, sản xuất và dịch vụ.

Alan Larson - chuyên gia 6 Sigma nội bộ đầu tiên của Motorola, cố vấn 6 Sigma của Công ty GE và Alied-Signal cho biết: các dự án 6 Sigma đã ảnh hưởng đến hầu hết quá trình quản lý hành chính và giao dịch của Motorola. Ví dụ, trong hoạt động hỗ trợ khách hàng và phân phối sản phẩm, nhờ cải tiến trong việc đo lường và tập trung nhận biết tốt hơn về nhu cầu của khách hàng cùng với cấu trúc lại quá trình kinh doanh đã tạo ra sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động dịch vụ khách hàng và tiến độ giao hàng.

Không chỉ dừng ở việc thiết lập bộ công cụ quản lý, Motorola đã áp dụng 6 Sigma như là phương thức thay đổi doanh nghiệp dựa trên trao đổi thông tin, đào tạo, sự lãnh đạo, làm việc nhóm, đo lường và tập trung vào khách hàng. 6 Sigma không chỉ đơn giản là một công cụ mà thực sự đã trở thành văn hóa.

Nam Dương /Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đang đầu tư vào các nhà máy sản xuất xe điện, nhà máy sản xuất pin và đủ loại công nghệ chuyển đổi khác trên toàn thế giới. Nhiều người nhậ..
09:04 | 07/10/2024
Nhiều hãng xe lớn trong ngành công nghiệp ô tô đã cảnh báo về cơn bão kinh tế đang đến gần khiến các đơn vị báo cáo sự suy yếu lan rộng.
10:23 | 06/10/2024
Không ít chuyên gia cho rằng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam là cần thiết. Còn khả thi hay không thì cần phải tính toán rất cụ thể. Các vấn đề c..
22:31 | 05/10/2024
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ và các đại di..
10:06 | 05/10/2024
Sản xuất dư thừa có thể đến từ nguyên nhân là doanh nghiệp đang bị dư thừa công nhân hoặc dư thừa máy móc thiết bị.
08:48 | 04/10/2024
Các kết quả kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là vẫn đóng góp tích cực vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. T..
11:30 | 03/10/2024
Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.
07:37 | 03/10/2024
Giới chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng rằng ngành thép Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc ''cứu'' thị trường bất động sản trong thời gian ..
09:27 | 02/10/2024
Kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam với xuất khẩu tăng, lạm phát sẽ mang lại cú hích cho tăng trưởng. Việt Nam có khả năng về đích GDP ở mốc 6,5%.
10:10 | 01/10/2024
Dự án 6 Sigma dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo tập trung vào khách hàng. 6 Sigma là phương pháp được doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới cũng như nhiều..
09:47 | 01/10/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: TBT. Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Phó Trưởng VP  TP. Hà Nội Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up