Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘‘lớn lên’’

00:42 | 11/08/2022
Ngành công nghiệp hỗ trợ đang đứng trước cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng có tận dụng được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Cơ hội rõ rệt

7 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng, đạt trên 15 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đứng đầu, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, 86% doanh nghiệp Nhật Bản có dự định mở rộng nội địa hóa việc thu mua nguyên vật liệu và linh kiện. Khoảng 88% trong số đó trả lời sẽ chọn thu mua từ các doanh nghiệp của nước sở tại, cao hơn rất nhiều so với con số 32% trả lời là sẽ mở rộng thu mua từ các công ty Nhật Bản. Năm ngoái, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức 5 đợt tuyển chọn dự án viện trợ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng nước ngoài. Kết quả là Việt Nam có nhiều dự án được chọn nhất với (41/103 dự án).

Bên cạnh các doanh nghiệp Nhật Bản mong tăng khả năng thu mua các sản phẩm phụ trợ của Việt Nam, Theo ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Công ty RX Tradex Việt Nam, số lượng khách hàng Mỹ và EU vào Việt Nam tìm kiếm nguồn cung ứng mới cũng ngày một nhiều. Điều này mang lại các cơ hội kinh doanh rõ rệt cho các doanh nghiệp phụ trợ nước ta.

Trên thực tế, khả năng cung ứng vật liệu linh kiện của Việt Nam so với các nước trong khu vực chỉ chiếm 39,6%. Trong khi đó, khả năng cung ứng của Trung Quốc chiếm 59,5%; Malaysia 49,3%; Indonesia 44,8% và Thái Lan 41,7%.

Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương Phạm Tuấn Anh, hiện Việt Nam có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến tham gia cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước, 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai. Như vậy, có thể nói khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, sự liên kết này còn lỏng lẻo bởi nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là do nội lực của ngành công nghiệp còn hạn chế. Theo phản ánh của các doanh nghiệp Nhật Bản, trở ngại trong việc thu mua linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam là chất lượng sản phẩm và kỹ thuật chưa hoàn thiện.

Công nhân tại nhà máy Vinahankook
Ảnh Quang Khánh

Đừng để cơ hội trở thành thách thức

Về phía doanh nghiệp, bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty CP Sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (Hanel PT., JSC) nhận định, chưa bao giờ công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có cơ hội tốt như hiện nay. Nếu không tận dụng được thì có lẽ đây là lần cuối cùng để ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước "lớn lên". Vậy nhưng khi mở xưởng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm làm ra không cạnh tranh được do chi phí sản xuất đắt đỏ, lãi suất cao… Đó là chưa kể rào cản về nguyên liệu, công nghệ…

Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, ngoài xuất phát điểm thì phải kể tới đặc thù của ngành là yêu cầu tập trung vốn, công nghệ. Đây lại là hai điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Do doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về nguồn lực dẫn đến năng lực phát triển và đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu là hạn chế.

“Chúng tôi rất cần hỗ trợ của Nhà nước, trước hết ở việc đào tạo nguồn nhân lực. Hiện các doanh nghiệp rất khó tuyển dụng lao động có chất lượng do ngành này đòi hỏi trình độ, kiến thức cao, trong khi thu nhập chưa chắc đã hấp dẫn so với các lĩnh vực khác”. Mặt khác, bà Hương cho rằng, chính sách nên hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tiếp nhận công nghệ. Dù đã có Quỹ Đổi mới sáng tạo, công nghệ nhưng lại có quá nhiều quy định, cơ chế bó chân doanh nghiệp. Đặc biệt, những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu đổi mới công nghệ rất khó tiếp cận chính sách. Việc chuyển giao công nghệ trong chế biến chế tạo, điện tử cũng không dễ dàng bởi để tiếp nhận công nghệ thì doanh nghiệp phải có năng lực, hạ tầng nhất định.

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn nhận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi triển khai kết quả còn khiêm tốn. Trong khi đó, hiện nay để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ khó hơn trước rất nhiều, đối thủ là Trung Quốc, Ấn Độ - tính chuyên nghiệp của họ cao. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng định hướng phát triển cụ thể cũng như ưu tiên cho từng lĩnh vực. “Nhà nước muốn có ngành công nghiệp hỗ trợ cho ô tô hay cơ khí, chứ không thể nói công nghiệp hỗ trợ chung chung. Khi có cơ hội, chúng ta đừng làm điều ngược lại là biến cơ hội thành thách thức”.

Ông Thiên cho rằng, Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ để nhà đầu tư rót tiền vào sản xuất, vào công nghiệp hỗ trợ thay vì chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, hay đầu cơ bất động sản để kiếm lời. Để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải tạo và phát triển chuỗi của người Việt do doanh nghiệp Việt dẫn đầu. Trong trường hợp chưa có được điều đó thì phải chú ý để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các tập đoàn đa quốc gia dẫn dắt.

Vũ Quang

Nguồn Báo Đại biểu Nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc vớ..
14:06 | 26/04/2024
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh số bán xe điện có thể đạt khoảng 17 triệu chiếc trong năm nay, chiếm hơn 1/5 số ô tô bán ra trên thế giới.
01:09 | 25/04/2024
Sáng 23/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam qua Ấn bản tháng 4 năm 2024, với tiêu đề ''Đâ..
00:31 | 25/04/2024
Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
09:54 | 24/04/2024
Thực tế cho thấy, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi gặt hái được kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động đầu t..
09:06 | 24/04/2024
Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào ..
09:47 | 23/04/2024
Theo chuyên gia, các quốc gia như Việt Nam đang trở thành những trung tâm sản xuất hàng đầu trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
10:13 | 22/04/2024
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
09:32 | 22/04/2024
Doanh nghiệp dệt may trong nước ''thấp thỏm'' lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
08:47 | 21/04/2024
Công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là lực đẩy số một trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế. Đứng về quy mô, ngành công nghiệp n..
14:33 | 20/04/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920
Tra cứu  | 
Đường Dây nóng: 09 05 08 2014
 

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up