Động lực tăng trưởng vẫn ''trông'' vào nội địa

08:44 | 20/11/2023
Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành kế hoạch và mục tiêu năm 2023 với rất nhiều thách thức khách quan và chủ quan. Mặc dù vậy, trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng gặp nhiều khó khăn thì vẫn có những trụ cột ''khỏe mạnh'' khác cần được phát huy để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế; trong đó tiêu dùng trong nước được coi là một trong những yếu tố dẫn dắt thị trường trong giai đoạn cuối năm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Phóng viên: Ông bình luận như thế nào về triển vọng của nền kinh tế trước những tác động của tình hình và bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay?

PGS.TS Bùi Quang Tuấn: Rõ ràng là có nhiều thách thức. Năm 2023, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh bất lợi cả bên ngoài lẫn bên trong, cùng những khó khăn lớn của một nền kinh tế mở, chịu phụ thuộc bởi xuất khẩu. Trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và độ mở của thị trường. Song những nỗ lực đạt được trong 10 tháng qua đã cho thấy định hướng đúng đắn của Chính phủ và nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Cụ thể như báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, qua 10 tháng năm 2023, kinh tế đất nước đã có những điểm tích cực: nông nghiệp, chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh, lượng thuỷ sản chủ lực tăng; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng cao so với các tháng tính từ đầu năm; xuất siêu hơn 24,6 tỷ USD; ngành du lịch đạt 10 triệu lượt khách, gấp 4,2 lần cùng kỳ trước và vượt mục tiêu cả năm; giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 65% kế hoạch, tăng gần 23% cùng kỳ trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và thực hiện đạt lần lượt là 15,3 tỷ và 18 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2019; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng khởi sắc hơn; đặc biệt là lạm phát bình quân 10 tháng tăng 3,2% – thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5%.

Tuy nhiên, tôi cũng khá thận trọng khi dự báo về mục tiêu tăng trưởng hiện tại, nên đặt mục tiêu tăng trưởng từ 5 - 5,5% thì hợp lý.

Phóng viên: Theo ông đâu là điểm sáng để thấy rằng nền kinh tế vẫn có triển vọng được thúc đẩy trong tương lai gần?

PGS.TS Bùi Quang Tuấn: Môi trường ở bên ngoài khó khăn gây ra tác động rất lớn đến kinh tế Việt Nam. Đương nhiên, phải tự lực để tự cường thôi. Thực tế cũng đã chứng minh, nếu như chỉ dựa vào bên ngoài thì rất khó có thể hồi phục được mạnh mẽ. Vì thế, cần tính đến dựa nhiều hơn vào thị trường trong nước để làm những trụ cột cho tăng trưởng. Vẫn có những trụ cột khỏe mạnh cần phải được phát huy và những trụ cột yếu cần phải có phương án dự phòng.

Xuất khẩu hiện nay đang là trụ cột yếu. Nhưng tiêu dùng trong nước thì lại có triển vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường ở giai đoạn cuối năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá trong 10 tháng năm 2023 có tốc độ tăng cao chứng tỏ niềm tin người tiêu dùng đang dần được hồi phục. Tình hình đầu tư khu vực ngoài nhà nước cũng phục hồi đáng kể và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được đẩy mạnh với tốc độ cao hơn trước. Cuối cùng vẫn là chủ trương thúc đẩy đầu tư công, gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng giải ngân.

Trong 2 tháng cuối năm này, đây là giai đoạn chạy nước rút chuẩn bị mùa cao điểm lễ, Tết và hoàn thiện các đơn hàng quốc tế; cũng là 2 tháng nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao… do đó thời điểm này là cơ hội cần sự tập trung cao để bứt phá.

Phóng viên: Ông có dự báo gì về triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024?

PGS.TS Bùi Quang Tuấn: Trong bối cảnh này rất khó đoán định, nhận diện hay dự báo về 1 con số tăng trưởng mà ai cũng quan tâm.

Thiết thực hơn, chúng ta nên quan tâm tới những định hướng chính sách để chuẩn bị kiến tạo nền tảng vững vàng hơn trong tương lai. Đó chắc chắn sẽ là chính sách về phát triển kinh tế số, kinh tế xanh – tăng trưởng bền vững… Những chủ trương, chính sách này nếu có thông tin định hướng sớm thì những doanh nhân-doanh nghiệp tích cực với các hoạt động đổi mới sáng tạo cũng có thể xoay chuyển tình thế, định hướng ngay trong những tháng còn lại của năm – vì những mục tiêu xa hơn, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Chỉ khi thúc đẩy và khôi phục được nội lực, nền kinh tế sẽ nhanh chóng bước qua giai đoạn khó khăn, thách thức như hiện nay; các doanh nghiệp sẽ không chỉ bảo toàn được lực lượng mà còn có thể củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Quỳnh/TTXVN /Doanh Nhân Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Trong bối cảnh thị trường ô tô chứng kiến nhiều bất định, các nhà máy sản xuất xe tại Việt Nam buộc phải duy trì công suất cầm chừng.
09:38 | 27/07/2024
Trong suốt 13 năm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tại nhiều sự kiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh rằng: ''Đất nước ta chưa bao giờ có ..
08:32 | 26/07/2024
Trong báo cáo ''Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang'', HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm lên 6,5% do triển vọng kinh tế tăng trưởng tốt ..
09:14 | 25/07/2024
Khu vực phía Bắc dự kiến tiếp tục hút các khoản đầu tư điện tử, chất bán dẫn từ Đài Loan, còn phía Nam nhận các dự án giá trị gia tăng trung bình.
10:00 | 24/07/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam và Lâm Đồng là những địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) d..
07:12 | 24/07/2024
Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư cô..
16:17 | 23/07/2024
Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung, mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệ..
09:11 | 22/07/2024
Tập đoàn Phillips Hàn Quốc cho biết đang tập trung cao cho chiến lược sản xuất xe điện, pin xe điện và sẽ xem xét đánh giá toàn diện dự án đầu tư nhà ..
11:39 | 21/07/2024
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về chính sách, nhân lực, chi phí sản xuất cũng như mối liên kết trong ng..
01:11 | 21/07/2024
Khi mua quần áo làm từ vật liệu tái chế, người tiêu dùng hãy lựa chọn những mặt hàng đã được đánh giá bên ngoài và xác minh theo các tiêu chuẩn cao nh..
00:49 | 21/07/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
VPHN Trưởng Ban Thời sự Giang Thị Hoa
Tel: 024 39 195 195 * Fax: 024 39 196 196

icon facebook  icon-zalo  icon youtube  www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng VP Đồng Nai Nguyễn Duy Khương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 09 05 08 2014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up