Lợi ích của tiêu chuẩn hóa công việc khi áp dụng Lean

09:20 | 17/11/2024
Tiêu chuẩn hóa công việc hay chuẩn hóa quy trình làm việc là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và tự suy diễn cách thức thực hiện công việc.

Thông qua tiêu chuẩn hóa công việc, mỗi một công việc được bố trí thực hiện theo cách hiệu quả nhất và bất cứ ai là người thực hiện chất lượng công việc đó luôn được đảm bảo. Phương pháp tiêu chuẩn hóa công việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tập trung chủ yếu vào thao tác của người làm việc, chỉ ra cách làm việc an toàn và hiệu quả, qua đó giúp loại bỏ các lãng phí.

Chuẩn hóa công việc nhằm thực hiện thống nhất các hoạt động sản xuất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất cần được điều chỉnh một cách có chủ ý. Chuẩn hóa công việc giúp tổ chức đạt được kết quả đầu ra một cách ổn định và giảm các biến động do người thực hiện gây ra. Khi quy trình chưa được chuẩn hóa ở mức cao, người thực hiện có thể sáng tạo ra cách làm việc theo ý chủ quan của họ, dễ dẫn đến suy diễn và kết quả sai.

Mức độ chuẩn hóa công việc cao cho phép tổ chức và doanh nghiệp kiểm soát được tiến độ công việc, tránh sự gián đoạn, đồng thời giúp tổ chức có khả năng mở rộng sản xuất dễ dàng hơn và thuận lợi khi hướng dẫn người mới bắt đầu tiếp cận công việc.

Để thực hiện tiêu chuẩn hóa công việc doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước. Một là, liệt kê trình tự công việc chuẩn. Đây là trình tự người thực hiện phải tuân thủ khi thực hiện công việc, bao gồm các thao tác, bước thực hiện. Việc mô tả rõ ràng giúp đảm bảo tất cả các công nhân đều thực hiện công việc theo cách thức tương tự nhau và hạn chế những sai lỗi có khả năng gây ra sản phẩm kém chất lượng. Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác cho mỗi công nhân.

Ví dụ, với công đoạn cắt gỗ, trình tự công việc chuẩn sẽ mô tả từ chi tiết cắt, các bước thao tác như chuẩn bị máy, chỉnh dao cắt, cách nâng giữ và đưa vật liệu qua máy, thời gian xử lý thao tác. Đối với công đoạn lắp ráp, bảng mô tả cần liệt kê chi tiết từng bước thao tác thực hiện việc lắp ráp cho mỗi loại sản phẩm.

Hai là, thiết kế nhịp sản xuất (Takt-time). Nhịp sản xuất được sử dụng để mô tả rõ và theo dõi tốc độ của một quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khác nhau. Đối với các nhà sản xuất Lean, Takt Time của mỗi quy trình sản xuất được chủ động điều phối và giám sát để duy trì một luồng sản xuất liên tục.

Ba là, xác định mức tồn kho chuẩn trong quá trình. Mức tồn kho chuẩn là lượng nguyên liệu tối thiểu cần thiết, bao gồm cả nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền để giữ quá trình hoạt động ở cường độ mong muốn. Mức tồn kho cần được xác định rõ ràng để duy trì lượng nguyên liệu tối thiểu trong chuyền, tránh gây đình trệ cho quá trình sản xuất do thiếu nguyên liệu. Đây là yếu tố được sử dụng để tính toán khối lượng và tần số của lệnh sản xuất (hay Kanban) cho các nguồn cung cấp từ công đoạn trước.

Bốn là, truyền đạt quy trình chuẩn cho nhân viên. Các hướng dẫn công việc chuẩn không nên chỉ ở dạng văn bản mà bao gồm cả hình ảnh, bảng hiển thị trực quan và thậm chí cả các ví dụ. Các nhân viên thường rất ít đọc các tài liệu hướng dẫn sản xuất bằng văn bản nhàm chán, vì vậy các bảng hiển thị trực quan và ví dụ thực tế có hình ảnh kèm theo được sử dụng càng nhiều càng tốt. Các hướng dẫn nên rõ ràng và chi tiết, được trình bày theo cách thật dễ hiểu và liên quan mật thiết đến điều họ cần biết.

Điều này đặc biệt thích hợp với trường hợp ở Việt Nam, khi nhiều công nhân với mức học vấn thấp, các bảng hiển thị bằng hình ảnh dễ hiểu hơn rất nhiều so với tài liệu văn bản. Một số công ty thậm chí áp dụng việc huấn luyện bằng phim video cho các loại công việc phức tạp hay những vấn đề liên quan đến an toàn lao động.

Tiêu chuẩn hóa công việc hay chuẩn hóa quy trình làm việc là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và tự suy diễn cách thức thực hiện công việc

Năm là, cập nhật và sửa đổi. Một số doanh nghiệp ở Việt Nam lo ngại việc thiết lập các quy trình chuẩn về sản xuất sẽ dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Cho dù quy trình chuẩn đòi hỏi có mức độ chi tiết cao, khi áp dụng Lean, các tài liệu hướng dẫn công việc chuẩn vẫn cần được cập nhật thường xuyên nhằm gắn kết với hoạt động cải tiến quy trình đang diễn ra. Trong thực tế, các công ty được khuyến khích tối đa hoá tốc độ cải tiến quy trình đồng nghĩa với việc cập nhật liên tục các hướng dẫn công việc chuẩn. Ngoài ra, một quy trình chuẩn thường bao gồm các hướng dẫn rõ ràng để xử lý những tình huống bất thường, thúc đẩy người công nhân ứng xử theo cách linh hoạt đối với tình huống bất thường đó.

Để thực hiện thành công việc này, trách nhiệm trong việc chuẩn bị, phân phối tài liệu rất cần thiết và được phân công rõ ràng đảm bảo bất kỳ thay đổi nào đều được cấp trên truyền đạt rõ ràng cho nhân viên cấp dưới. Khi trách nhiệm được phân công rõ ràng, các quy trình công việc chuẩn sẽ được cập nhật, bổ sung một cách thường xuyên. Tại các công ty áp dụng Lean như Toyota, họ không chỉ nổi tiếng về sự đa dạng của sản phẩm mà còn linh hoạt về khả năng cải tiến quy trình sản xuất một cách nhanh chóng, giúp công ty kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu của khách hàng.

Phương Nam /Nhà Quản trị

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024 là năm bước sang chặng cuối của nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX, việc thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt đư..
07:43 | 03/12/2024
Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tă..
05:17 | 03/12/2024
Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi vẫn chủ động mở rộng quy mô sản xuất, tăng trưởng lợi nhuận trong khi các đơn vị cùng ngành vẫn đang ''vật lộn'' với..
06:16 | 02/12/2024
Các doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục mở rộng thị phần tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới.
06:36 | 01/12/2024
Theo các chuyên gia, một trong những khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi xanh là chi phí đầu tư tương đối lớn, khiến nhiều đơn v..
07:29 | 30/11/2024
Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình ước đạt trên 72.500 tỷ đồng, tăng 7,32% so với năm trước.
05:47 | 29/11/2024
Tiêu thụ thép xây dựng tháng 10 tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,25 triệu tấn. Mức tiêu thụ này thậm chí cao hơn so với tháng 10/2021 - th..
06:12 | 28/11/2024
Nhiều ý kiến đề xuất cần giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh doanh nghiệp sốc thuế và đạt được mục tiêu dài hạn.
05:49 | 27/11/2024
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
05:23 | 26/11/2024
Chính phủ xác định mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tối đa nhằm đưa nền kinh tế vượt qua mức thu nhập trung bình càng sớm càng tốt. Trong các động lực qu..
06:26 | 25/11/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up