Việt Nam cần tránh tư duy nóng vội, các chính sách vĩ mô cần ban hành cẩn trọng

09:31 | 04/01/2025
Trước những thách thức kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt trong năm 2025, TS Nguyễn Quốc Việt khuyến nghị Việt Nam cần ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn.

Đâu là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Tại Tọa đàm Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025 diễn ra vào sáng 3/1, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR) cho biết, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong năm 2025, dự kiến đạt mức 6,5%.

Các động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 là đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu. (Ảnh: ST)

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu đều đang duy trì đà phát triển.

Bên cạnh đó, việc đồng USD suy yếu và chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể hỗ trợ kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho ngành xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận vào thị trường Mỹ. Do đó, chuyên gia của VEPR cho rằng, Việt Nam cần tận dụng chính sách thương mại mới của quốc gia này, để nâng vị thế cạnh tranh toàn cầu.

Mặc dù vậy, ông Việt lưu ý một số rủi ro có thể ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam trong năm 2025.

Thứ nhất, các biến động kinh tế thế giới và các xu thế chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước lớn có thể giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, dù lạm phát 2024 dự kiến dưới 4,5%, thế nhưng áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và sức mua.

Thứ ba, các xung đột địa chính trị chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ làm phân mảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu như Việt Nam.

Thứ tư, biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam trong dài hạn.

Bên cạnh các rủi ro nêu trên, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam còn đối mặt với một số rủi ro khác, đơn cử như việc giải ngân đầu tư công còn chậm, không đồng đều.

Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các yếu tố pháp lý, chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững, thiếu lao động, năng suất thấp; yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao.

Việt Nam trong năm 2025 còn đối mặt với việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, tỷ giá, nợ xấu tăng dù vẫn trong tầm kiểm soát. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn và thị trường bất động sản phục hồi chậm, giá cao.

Ngoài ra, hướng dẫn các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực mới, như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng... còn chậm; cách mạng về tinh gọn tổ chức – bộ máy có những khó khăn nhất định.

Việt Nam cần tránh tư duy nóng vội, các chính sách vĩ mô cần ban hành cẩn trọng

Trước những thách thức đó, TS Nguyễn Quốc Việt khuyến nghị Việt Nam cần ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn.

“Việt Nam cần tránh tư duy nóng vội, chủ quan duy ý chí, các chính sách vĩ mô cần ban hành một cách cẩn trọng, có đánh giá tác động đa chiều và có lộ trình cụ thể”, ông Việt nói.

Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Việt Vũ)

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải cách và tinh gọn bộ máy nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ.

Ông Việt cũng khuyến nghị thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới và gắn với xu hướng thương mại – đầu tư toàn cầu.

Với những rủi ro ngắn hạn, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng cần đảm bảo dư địa chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô để hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Trong trung hạn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng lao động và phát triển khoa học công nghệ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh thúc đẩy kinh doanh sáng tạo và bền vững.

Trong dài hạn, xây dựng chiến lược và thực hiện các chính sách phát triển có mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm đồng thời đảm bảo việc giải ngân đầu tư công một cách có hiệu quả.

Việt Vũ /Nhà báo và Công luận

Tin cùng chuyên mục

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ t..
10:40 | 06/01/2025
Năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
10:30 | 06/01/2025
Các chính sách ưu đãi thuế nói chung và Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy công nghiệp ô tô p..
09:43 | 05/01/2025
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
07:18 | 03/01/2025
TCVN 13995:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/GS1 Mã số, mã ..
09:20 | 02/01/2025
Triển vọng lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2025: Năm 2024, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm hàng đầu thế giới..
11:14 | 01/01/2025
Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
10:20 | 31/12/2024
Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp công nghiệp trở lại ''đường băng'' tăng trưởng và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kin..
09:12 | 30/12/2024
KPI giúp thiết lập và đạt được các mục tiêu chiến lược thông qua việc xây dựng các mục tiêu cụ thể ở cấp độ, thậm chí đến từng cá nhân. Việc thiết lập..
10:24 | 29/12/2024
Theo Cục Công nghiệp, các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn rất c..
00:30 | 28/12/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Phó Trưởng Phòng: Triệu Thị Bảo Thương

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up