Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ lạm phát

06:43 | 19/05/2022
Dù được dự đoán sẽ hồi phục mạnh mẽ, nền kinh tế các nước Đông Nam Á vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như lạm phát.

Cả Thái Lan và Philippines đều dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 quý đầu năm 2022 nhưng dự kiến ​​GDP sẽ tăng chậm hơn so với dự đoán trước đó trong tương lai.

Tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Thái Lan đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I, theo Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (NESDC) nước này cho biết vào ngày 17/5. Đây là quý tăng trưởng thứ hai liên tiếp, với tốc độ cao hơn mức tăng trưởng 1,8% trong quý IV/2021.

Dữ liệu cũng cho thấy, lĩnh vực dịch vụ tăng trở lại khi chính phủ nới lỏng các hạn chế Covid và cho phép khách du lịch nước ngoài vào nước này nhiều hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu vẫn mạnh do nhu cầu toàn cầu phục hồi.

Tuy nhiên, cơ quan này lại hạ dự báo tăng trưởng GDP cả năm xuống khoảng 2,5% -3,5%, từ mức 3,5% -4,5% trong báo cáo trước đó. NESDC lý giải, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá cả tăng lên.

Chiến tranh khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,73% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm. Chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ suy yếu do thu nhập chậm được phục hồi trong thời gian đại dịch. Một chủ cửa hàng thực phẩm 55 tuổi ở Bangkok đã tăng giá thịt lợn khoảng 20% ​​trong tháng 2.

"Thịt lợn và dầu đã đắt hơn bao giờ hết" - người bán hàng này cho biết. "Khách hàng ngày càng tiết kiệm và doanh thu giảm ngay cả sau khi tôi tăng giá."

Người bán hàng tại Thái Lan phải tăng giá bán do lạm phát

Tại Philippines, một quốc gia nhập khẩu năng lượng, triển vọng kinh tế còn trở nên ảm đạm hơn.

Trên thực tế, GDP nước này tăng 8,3% trong quý đầu tiên nhờ chính sách nới lỏng các hạn chế do Covid và sự phục hồi trong chi tiêu tiêu dùng. Quốc gia này đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7% - 9% cho cả năm. Tuy nhiên, ông Ramon Lopez - Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp - nói với truyền thông địa phương rằng GDP sẽ chỉ tăng khoảng 6% do cuộc xung đột ở Ukraine.

Ngược lại, giá hàng hoá tăng lại là một tín hiệu tích cực với các nước xuất khẩu tài nguyên. GDP của Indonesia - quốc gia xuất khẩu than và dầu cọ chủ chốt, đã tăng 5% trong quý đầu tiên của năm 2022.

Nhưng giá thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt lại giáng một đòn mạnh, trực tiếp vào ngân sách của các hộ gia đình Indonesia. Nước này đang tìm cách bình ổn giá cả bằng cách áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vào cuối tháng trước - động thái có thể khiến xuất khẩu chậm lại dù đây là động lực chính phát triển kinh tế của Indonesia.

Mặt khác, số ca lây nhiễm Covid-19 đã gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc cũng gây ra nhiều lo ngại với triển vọng kinh tế thế giới. Nhiều thành phố phải đóng cửa khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phát triển chậm lại và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh các nền kinh tế Đông Nam Á chịu nhiều tác động từ kinh tế Trung Quốc, hậu quả sẽ càng lan rộng. Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm khoảng 20% ​​so với tháng trước.

Ngân hàng Phát triển châu Á vào tháng 4 đã dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2022. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể giảm xuống.

Chính sách thắt chặt tiền tệ ở Hoa Kỳ càng bóp chặt các nền kinh tế Đông Nam Á. Việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất đã thúc đẩy dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế mới nổi và làm suy yếu đồng tiền của họ, từ đó làm tăng tốc độ lạm phát tại các nước Đông Nam Á.

Việc Hoa Kỳ tăng lãi suất cũng khiến các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á phải đối mặt với áp lực tăng lãi suất, đi ngược lại với chính sách lãi suất thấp để thúc đẩy nền kinh tế như từ trước đến giờ. Ngân hàng Trung ương Malaysia ngày 11/5 đã quyết định nâng lãi suất chính sách lần đầu tiên sau 4 năm 4 tháng, từ mức 1,75% lên 2%. Cơ quan Tiền tệ Singapore vào tháng 4 cho biết họ sẽ "thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ."

Hoe Ee Khor, Nhà kinh tế trưởng tại Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 cho biết: “Trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, rủi ro tài chính vẫn còn cao ở nhiều nền kinh tế do đại dịch”.

Ông Hoe Ee Khor phân tích: “Các chính sách tài chính vĩ mô tiếp tục cần được tập trung vào việc giảm bớt tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp và hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Nếu quá trình phục hồi bị trì hoãn, nhiều doanh nghiệp và cá nhân có thể bị căng thẳng về tài chính hơn."

Thu Thủy

Nguồn Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Nhân dịp chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Litva Gitanas Nauséda, chiều 12/6 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đ..
21:34 | 12/06/2025
Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
16:02 | 09/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên b..
08:57 | 04/04/2025
Châu Âu từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, thậm chí còn rơi vào tình trạng khủng hoả..
09:15 | 31/03/2025
Các công ty công nghệ sinh học Trung Quốc đang phát triển vắc xin ung thư cá nhân hóa vốn chỉ dành cho giới nhà giàu, nhưng với chi phí rẻ hơn tới 99%..
09:30 | 30/03/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố rằng mối quan hệ kinh tế và an ninh lâu đời giữa Canada và Mỹ ''đã kết thúc'', đồng thời khẳng định Canada sẽ ph..
09:15 | 29/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (26/3) đã công bố kế hoạch áp mức thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu. Các chuyên gia trong ngành ô tô dự đo..
08:46 | 27/03/2025
Giới tỷ phú toàn cầu kiểm soát khối tài sản 14,2 nghìn tỷ USD, với phần lớn tập trung vào Mỹ, dù thị trường biến động mạnh.
08:47 | 26/03/2025
Cuộc gặp cấp cao định kỳ của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc gặp cấp cao bất thường, với chương trình nghị sự gần như không hề kh..
09:35 | 25/03/2025
Chính quyền Mỹ thu hẹp phạm vi áp thuế từ 2/4, nhắm vào 15 quốc gia thâm hụt thương mại lớn, đẩy căng thẳng thương mại lên cao.
09:01 | 25/03/2025

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

 Tel: (024) 39195195 * Fax: (024) 39196196 

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUYỀN THÔNG VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Trưởng phòng PGS.TS Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up