Một số động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

09:38 | 21/11/2024
Một nền kinh tế có năng suất lao động cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/ yếu tố đầu vào, hoặc sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào ít hơn. Từ đó, đời sống người dân được nâng lên, góp phần thúc đẩy và phát triển xã hội.

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, được đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Một nền kinh tế có năng suất lao động cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/ yếu tố đầu vào, hoặc sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào ít hơn. Từ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thúc đẩy và phát triển xã hội.

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động cụ thể trong quá trình sản xuất. (Ảnh minh họa)

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong nâng cao năng suất lao động, nhờ đó năng suất lao động đã có những cải thiện đáng kể cả về giá trị và tốc độ: Năm 2020, năng suất lao động đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động). Năm 2021 năng suất lao động đạt 172,8 triệu đồng/lao động, tăng 22,8 triệu đồng/lao động so với năm 2020.

Năm 2022, năng suất lao động đạt 188 triệu đồng/lao động, tăng 15,2 triệu đồng/lao động so với năm 2021. Năm 2023, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Tốc độ tăng năng suất lao động trong giai đoạn 2011-2023 của kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 4,53%; giai đoạn 2016-2020 tăng 6,05% và giai đoạn 2021-2023 tăng 4,6%.

Giới chuyên gia đánh giá, có nhiều yếu tố là động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, trong đó có thể kể đến một số yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất là chất lượng nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển, máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng. Người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.

Thứ hai là nguồn vốn, muốn nâng cao năng suất lao động, bản thân doanh nghiệp phải có nguồn vốn sản xuất đủ lớn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Thực tế cho thấy tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn còn hạn hẹp, sử dụng công nghệ còn lạc hậu hoặc đã được tân trang dẫn đến năng suất lao động chưa cao.

Khoa học và công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo làm cho nǎng suất lao động nâng cao. (Ảnh minh họa)

Thứ ba là ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khoa học và công nghệ hiện đại làm cho nǎng suất lao động nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ và thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Cuộc cách cách mạng công nghiệp 4.0 là biểu hiện mới về trình độ của lực lượng sản xuất; mặt khác, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiến đến những trình độ mới, ngày càng cao hơn. Nếu quốc gia nào bỏ lỡ, không tận dụng được những thời cơ do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại sẽ khó có điều kiện phát triển.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, trong đó Chiến lược xác định phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Mai Phương /Chất lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Ninh Bình có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ như lắp ráp ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may... phục vụ sản xuất trong nước v..
09:15 | 20/11/2024
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
09:13 | 19/11/2024
Hầu hết các địa phương có quy mô công nghiệp lớn đều có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao. Nhiều doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, đó..
09:19 | 18/11/2024
Tiêu chuẩn hóa công việc hay chuẩn hóa quy trình làm việc là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết ..
09:20 | 17/11/2024
Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 t..
10:32 | 16/11/2024
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14001 giúp nâng cao năng lực quản lý các khía cạnh môi trường thông qua chương trình hành động vì môi trường được triển khai..
09:42 | 15/11/2024
Lean là mô hình bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ lãng phí ..
09:59 | 14/11/2024
Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
09:28 | 13/11/2024
Lean là công cụ giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm áp lực và gắn kết ngườ..
09:36 | 12/11/2024
Trong tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó đã dành trọn 1 ngày đánh giá về tình hình ..
07:12 | 12/11/2024

 

Giấy phép hoạt động Số 03 /GP - TTĐT
Sở TTTT Hải Phòng cấp ngày 06 /5 /2021
Trụ sở: 47 /384 Lạch Tray, P. Đằng Giang
Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng
marketnews.vn@gmail.com /0905414241

BAN BIÊN TẬP - HÀNH CHÍNH & TRỊ SỰ
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Việt Thắng

VPĐD BẢN TIN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
N.Khách La Thành - Văn phòng Chính phủ
226 Phố Vạn Phúc, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
Trưởng VP TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng

Tel: (024) 39 195195 * Mobile: 0965126212

icon facebook   icon-zalo   icon youtube   www.tiktok.com/@thitruongvietnam.vn   Tín nhiệm mạng

VĂN PHÒNG - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Trưởng Văn phòng TS. Ngô Thị Bích Hồng

VP HCM: 138 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Trưởng VP TP. HCM Nhà báo Đinh Gia Cư
Tel: (028) 39181920 * Fax: (028) 39181920

(*)Không sao chép dưới mọi hình thức
Tra cứu  | Đường Dây nóng: 0905082014

Vận hành bởi Công ty TNHH Bản tin Thị trường Việt Nam
icon up